CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ VẬT LÝ VÔ TUYẾN VÀ ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành Vật lý Điện tử Kỹ thuật

Video giới thiệu tóm tắt chương trình

Khoa Vật Lý – Vật Lý Kỹ Thuật là cơ sở đào tạo và nghiên cứu có lịch sử lâu đời (từ năm 1942), có uy tín bậc nhất trong khu vực phía Nam và cả nước về các lãnh vực liên quan đến vật lý. Ngành đào tạo sau đại học Vật Lý Vô Tuyến và Điện Tử (hướng ứng dụng) trực thuộc khoa Vật Lý đến nay đã đào tạo được 28 khóa, cung cấp cho đất nước hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ có trình độ rất cao, đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của chương trình cao học ngành là Vật Lý Vô Tuyến và Điện Tử (hướng ứng dụng) đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực đào tạo trong lĩnh vực Điện tử kỹ thuật, Robot – Tự động hóa, thiết kế vi mạch … nhằm cung cấp nhân lực cho các công ty, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong cả nước, các tổ chức quốc tế liên quan, các viện nghiên cứu, hoặc giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng, PTTH, cung cấp các nhà khoa học chất lượng cao (thạc sĩ và tiến sĩ) đất nước….

Thế mạnh của chương trình

Chương trình chú trọng đào tạo cả lý thuyết và thực hành, học viên ngoài việc nắm vững các kiến thức khoa học trong lĩnh vực Điện tử kỹ thuật, Robot – Tự động hóa, thiết kế vi mạch và các kiến thức liên ngành toán, lý hóa, học viên còn phải có kỹ năng nghiên cứu, thực hành trong PTN và có khả năng giải quyết tình huống.

Với mục tiêu đào tạo được nêu trên, học viên theo học chương trình sau đại học sẽ được trang bị các kiến thức cụ thể bao gồm:

Các kiến thức chuyên môn

  • Các kiến thức về vi điều khiển và ứng dụng
  • Kỹ thuật điện tử nâng cao và ứng dụng
  • Robot và ứng dụng
  • Cảm biến và ứng dụng
  • Xử lý ảnh và ứng dụng
  • IoTs
  • Hệ thống nhúng nâng cao

Các kỹ năng sau khi tốt nghiệp

  •  Kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, viết báo cáo, viết luận văn, viết báo khoa học…; các kỹ năng có được thông qua các giờ học tập trên lớp, thực tập thực tế, quá trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.
  • Kỹ năng cứng: Các kỹ năng thực hành và nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm; Các kỹ năng trình bày báo cáo, seminar, tham dự hội thảo.

Trình độ ngoại ngữ

Theo quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ do ĐHQG-HCM ban hành.

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

  • Học viên học ngành Vật lý vô tuyến điện tử (hướng Điện tử kỹ thuật) đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước.
  • Các kiến thức luôn được cập nhật, môi trường học tập và nghiên cứu hiện đại, học viên có thể phát huy tối đa kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
  • Học viên có rất nhiều cơ hội để nhận các học bổng toàn phần đi du học tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu…

Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học:

  • Học viên thường xuyên được tham dự các buổi seminar, hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
  • Thường xuyên làm việc với các thầy hướng dẫn và các thầy trong bộ môn để giải quyết các khó khăn trong vấn đề nghiên cứu.

Đội ngũ đào tạo – cơ sở vật chất

  • Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao: 1 PGS, 4 TS và hợp tác giảng dạy với nhiều TS trong và ngoài nước.
  • Phòng học: cơ sở vật chất tốt. PTN của bộ môn và các PTN liên kết có đủ trang thiết bị nghiên cứu cho HVCH.
  • Thư viện truyền thống và thư viện online: Đáp ứng được nhu cầu tra cứu và học tập của HVCH.
  • Cơ sở học tập và nghiên cứu nằm tại khuôn viên trường ĐH KHTN cơ sở 1, trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho HV trong các vấn đề giao thông, sinh hoạt …

Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng bậc cao như:

  • Tiếp tục nghiên cứu các lãnh vực chuyên ngành để trở thành các giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, hoặc các nhà khoa học trong các viện trong và ngoài nước.
  • Đáp ứng được yêu cầu của các công ty tuyển dụng, các tổ chức các ngành điện tử, robot, tự động hóa, lập trình ….
  • Tiếp tục học lên bậc tiến sĩ, trở thành nhà khoa học trong các trường ĐH, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Vật lý điện tử kỹ thuật
  • Mã ngành: 844010502

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Vật lý; Khoa học Vật liệu, Sư phạm Lý; Vật lý kỹ thuật – Kỹ thuật y sinh

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 15 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Môn cơ bản: Toán cho vật lý
  • Môn cơ sở: Vật lý nguyên tử và điện tử
  • Ngoại ngữ (theo chương trình thi tuyển của Trường ĐHKHTN)

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2019 – đợt 2

Tham khảo