CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐẠI SỐ VÀ LÝ THUYẾT SỐ

Video giới thiệu tóm tắt chương trình

 Giới thiệu

  • Ngành Đại số và Lý thuyết số bắt đầu đào tạo cao học từ năm 1994, do bộ môn Đại số phụ trách. Về nhân lực, bộ môn Đại số hiện nay có 13 cán bộ, bao gồm 1 giáo sư, 10 tiến sĩ, 1 postdoc tại Pháp và 1 thạc sĩ. Trong số 3 thạc sĩ của bộ môn hiện nay có 2 người đang làm nghiên cứu sinh tại bộ môn. Đa số các tiến sĩ trong bộ môn đều còn trẻ (dưới 40 tuổi), được đào tạo bài bản ở nước ngoài và hiện đang tích cực nghiên cứu. Bộ môn có phòng làm việc rộng rãi, các seminar được tổ chức hàng tuần ngay tại bộ môn. Các học viên cao học cũng được mời tham gia các seminar này.
  • Bộ môn có mối quan hệ hợp tác với một số cơ sở nghiên cứu mạnh ở trong và ngoài nước như: Viện Toán học Hà Nội, Viện Toán Renyi (Hungary), Trung tâm Toán học thuộc Đại học Western Sydney, Đại học St. Petersburg (Nga), Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc, Viện khoa học công nghệ Blekinge, Thụy Điển, Đại học Tehran, Iran,…. Các học viên tốt nghiệp xuất sắc có thể được bộ môn giới thiệu với các chuyên gia giỏi ở những cơ sở nói trên để được họ tiếp nhận đào tạo NCS.

Mục tiêu đào tạo

  • Trang bị cho học viên một phương pháp học tập khoa học, tạo điều kiện cho học viên tiếp cận với những kiến thức hiện đại trong lĩnh vực Đại số và Lý thuyết số. Những kiến thức này giúp học viên có những cái nhìn mới về công việc của mình (do đại đa số học viên cao học ngành Đại số và Lý thuyết số đều là giáo viên), từ đó có những suy nghĩ sáng tạo hơn để áp dụng vào thực tế giảng dạy, nhất là giảng dạy phổ thông trung học.
  • Bước đầu tập làm nghiên cứu khoa học.
  • Tạo điều kiện cho những người muốn học tiếp bậc tiến sĩ được tiếp cận dần với môi trường làm việc khoa học.
Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ

Thế mạnh của chương trình

Chương trình phong phú và dành cho nhiều đối tượng, từ giáo viên trung học tới nghiên cứu sinh.

  • Trên thực tế, đa số những người theo học cao học ngành Đại số và Lý thuyết số đều hoặc đang làm giáo viên (THCS, THPT hoặc cao đẳng, đại học) hoặc hướng tới việc làm giáo viên, do đó các kiến thức trong chương trình học cũng được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cho những đối tượng này.
  • Ngoài ra, sẽ có một số học viên muốn học tiếp bậc NCS sau khi tốt nghiệp cao học, do đó chương trình học cũng hướng học viên làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, làm việc có phương pháp khoa học.
  • Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.
  • Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Giờ học linh động.

  • Giờ học của chuyên ngành Đại số và lý thuyết số rất linh động. Cuối tuần hoặc buổi tối. Thực tế là có nhiều học viên và nghiên cứu sinh dù ở xa (An Giang, Cần Thơ, Bình Thuận,…)  vẫn có thể theo học chương trình mà không cần phải ở lại TP. HCM hoặc chuyển công tác.

Các hướng nghiên cứu linh hoạt, từ các vấn đề rất thời sự tới các vấn đề rất gần gũi với toán phổ thông.

  • Năm cuối trước khi làm luận văn, bộ môn sẽ thông báo các đề tài và các thầy hướng dẫn. Học viên có thể chọn đề tài mà mình thấy phù hợp. Đồng thời, các học viên cũng có thể chủ động liên lạc với giáo viên hoặc đề xuất các đề tài để bộ môn đánh giá.
Một buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ
GS. TS. Bùi Xuân Hải cùng các đồng nghiệp nước ngoài tại một seminar khoa học

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nâng cao và có các khả năng sau:

  • Có kiến thức chuyên sâu về một số hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Đại số và Lý thuyết số; hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học.
  • Nắm vững một số phần mềm hỗ trợ toán học; có kiến thức chuyên sâu về một vài môn học thuộc lĩnh vực toán cao cấp nhưng có liên quan nhiều đến toán phổ thông.
  • Có những hiểu biết cơ bản về lịch sử toán học; nắm vững một số phần mềm hỗ trợ toán học; có khả năng viết và công bố một bài báo khoa học; sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo.
  • Có khả năng giao tiếp chuyên môn với đồng nghiệp; có khả năng giúp đỡ, dẫn dắt về chuyên môn cho những đồng nghiệp mới bước vào nghề; có khả năng thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
  • Có khả năng tự tìm tòi, sáng tạo các chủ đề chuyên sâu của toán học phổ thông để hướng dẫn và truyền đạt cho học trò; có khả năng giúp đỡ, dẫn dắt về chuyên môn cho những đồng nghiệp mới bước vào nghề.

Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng bậc cao như:

  • Dạy học ở các trường THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề.
  • Làm NCS ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
  • Có thể theo học các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để đảm nhận việc dạy toán ở các trường chuyên toán và đào tạo học sinh giỏi toán.
  • Giảng dạy và nghiên cứu toán học trong các cơ sở giáo dục từ đại học xuống đến phổ thông; làm việc trong các viện nghiên cứu.
  • Làm việc ở các cơ quan, công ty cần đến toán học và ứng dụng của nó.
Phân ban Đại số và Lý thuyết số tại Hội nghị Khoa học lần thứ XI của Trường Đại học KHTN (11/2018).

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số
  • Mã ngành: 8460104.

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Toán; Sư phạm Toán; Toán – Tin

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 25 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Môn cơ bản: Toán cơ bản
  • Môn cơ sở: Đại số cơ sở
  • Ngoại ngữ (theo chương trình thi tuyển của Trường ĐHKHTN)

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2022 – đợt 2

Tham khảo: