CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Giới thiệu

Chương trình Thạc sĩ ngành Trí tuệ nhân tạo (TTNT) hướng đến đào tạo đội ngũ chuyên gia và kỹ sư có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực TTNT. Thạc sĩ ngành TTNT sẽ có khả năng đề xuất, xây dựng và cài đặt các giải pháp TTNT và Học máy để giải quyết các vấn đề thực tế.

Đây là chương trình Thạc sĩ đầu tiên ngành TTNT trong các trường thành viên của ĐHQG-HCM từ năm 2022.

Khác với ngành Khoa học máy tính, chương trình ngành TTNT tập trung chuyên sâu về TTNT với các môn học như TTNT nâng cao, Học máy nâng cao, Khai thác dữ liệu lớn, Học máy với dữ liệu đồ thị, và TTNT trên vạn vật.

Các giảng viên của ngành TTNT còn tham gia nghiên cứu Khoa học và triển khai ứng dụng kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước. Nhiều đề tài khoa học cấp Quốc gia, Đại học Quốc gia, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM đã và đang thực hiện. Số lượng bài báo khoa học được công bố trong các Tạp chí Quốc tế chuyên ngành uy tín và các hội nghị Quốc tế uy tín ngày càng tăng. Nhiều sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp bậc Đại học và Cao học đã và đang tham gia vào các dự án lớn của lĩnh vực TTNT trong và ngoài nước.

Đội ngũ giảng viên của ngành TTNT, bao gồm 1 GS, 7 PGS, 29 TS và nhiều giảng viên hiện đang công tác tại nhiều nước trên thế giới.

Từ năm 2022, chương trình thạc sĩ TTNT được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Tập đoàn VINGROUP (Quỹ VINIF). Chương trình sẽ có 5 suất học bổng dành cho những học viên có kết quả đầu vào xuất sắc nhất, mỗi suất học bổng trị giá 120 triệu/học viên.

Mục tiêu đào tạo

  • Chương trình Thạc sĩ TTNT đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trình độ Thạc sĩ về ngành TTNT có chất lượng cao về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, nhằm đáp ứng xu thế phát triển khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới.
  • Thông qua hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, người học được định hướng xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc, thể hiện khả năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập và sáng tạo, tu dưỡng đạo đức khoa học và nghề nghiệp.
  • Người học sau khi hoàn tất chương trình được trang bị kiến thức sâu rộng về TTNT để giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật trong ngành, sẵn sàng trở thành một phần của nhân lực trình độ cao của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Thế mạnh của chương trình

  • Các nhóm nghiên cứu về Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính, TTNT và Khoa học dữ liệu là những nhóm nghiên cứu mạnh trong Khoa CNTT và ĐHQG HCM.
  • Đội ngũ giảng viên được đào tạo ở trình độ Tiến sĩ. Khoa CNTT hiện có 1 Giáo sư, 7 Phó giáo sư và 29 Tiến sĩ với hầu hết Giảng viên đã từng du học và thực tập tại các trường danh tiếng trên thế giới.
  • Các lớp học được tổ chức vào buổi tối trong tuần, Thứ 7 và Chủ nhật, phù hợp với học viên đang có việc làm.
  • Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo những chương trình đào tạo Thạc sĩ tiên tiến trên thế giới.
  • Cơ hội được thực tập, nghiên cứu với đội ngũ Giáo sư có uy tín trong lĩnh vực CNTT tại các phòng Lab chuẩn quốc tế tại Mỹ, Canada, Nhật, Pháp, và các nước khác.
  • Các hướng nghiên cứu luôn được cập nhật mới và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Học viên sẽ có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu về các chủ đề mới nhất trong lĩnh vực CNTT, như TTNT và học máy.
  • Các phòng phục vụ học tập và nghiên cứu được trang bị các thiết bị hiện đại. Các hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống âm thanh, máy chiếu, đường truyền Internet tốc độ cao, máy tính thực hành cấu hình cao, đường truyền cáp quang dành riêng, thư viện, v.v… đáp ứng tốt yêu cầu học tập và nghiên cứu.

Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng:

  • Làm việc tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung và TTNT nói riêng, tại các công ty và tổ chức trong và ngoài nước với các vị trí công việc chính như:
    • Kỹ sư TTNT (AI Engineer), Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): chịu trách nhiệm xây dựng, cài đặt và triển khai mô hình, giải pháp thông minh phân tích, dự báo dựa trên dữ liệu
    • Nhà khoa học TTNT (AI Scientist), Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist): chị trách nhiệm đề xuất, thiết kế và đánh giá mô hình, giải pháp thông minh ứng dụng TTNT.
    • Giảng viên, Nhà khoa học trong lĩnh vực TTNT tại các cơ quan nghiên cứu và đào tạo.
    • Chuyên viên lập dự án, điều phối, hoạch định chính sách phát triển TTNT cho công ty và tổ chức.
  • Tiếp tục học tập bậc Tiến sĩ trong lĩnh vực TTNT và liên quan

Cơ hội nghề nghiệp và học tập

  • Học viên có nhiều hướng nghiên cứu để lựa chọn như Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính, TTNT – Học máy và Khoa học dữ liệu. Các nhóm nghiên cứu về các hướng này cũng là những nhóm nghiên cứu mạnh trong khoa CNTT và ĐHQG HCM.
  • Cơ hội cùng các giảng viên của ngành TTNT tham gia nghiên cứu Khoa học và triển khai ứng dụng kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước.
  • Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng tham gia vào các vị trí việc làm chuyên sâu về TTNT, tạo ra các sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học và Viện nghiên cứu. Có thể tiến hành khởi nghiệp và đổi mới công nghệ

Đội ngũ đào tạo – Cơ sở vật chất

  • Đội ngũ giảng viên của chương trình bao gồm 1 GS, 7 PGS và 29 TS. Ngoài ra, chương trình còn hợp tác với các giảng viên đầu ngành trong và ngoài nước như JAIST, NII (Nhật Bản), Lyon 1 (Pháp) và UTA (Hoa Kỳ).
  • Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và thực nghiệm gồm các siêu máy tính GPU (12 NVIDIA A100), các thiết bị tương tác người máy, thực tại ảo (như Kinect, Hololens, Leap Motion VR, Oculus), máy bay không người lái (drone), v.v…

Sơ nét về chương trình đào tạo

Học viên cần tích lũy 60 tín chỉ, tuỳ thuộc vào phương thức (theo chương trình nghiên cứu, định hướng nghiên cứu, hoặc định hướng ứng dụng). Do đó, thời gian hoàn thành chương trình Thạc sĩ từ 1 đến 2 năm.

  • Phần 1: Kiến thức chung (Triết học và NGoại ngữ)
  • Phần 2: Kiến thức cơ sở, như các môn học về trí tuệ nhân tạo nâng cao và máy học.
  • Phần 3: Kiến thức chuyên ngành, bao gồm các môn học chuyên ngành và tự chọn. Học viên có thể chọn các nhóm môn học theo chuyên ngành Mã hóa và ứng dụng, Trí tuệ nhân tạo và Máy học, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Khoa học dữ liệu và Thị giác máy tính.
  • Phần 4: Tốt nghiệp. Học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp hoặc đồ án tốt nghiệp.

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
  • Mã ngành: 8480107

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Tin học; Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Khoa học dữ liệu; An toàn thông tin; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Sư phạm Tin; Tin học quản lý; Hệ thống thông tin quản lý; Hệ thống thông tin kinh tế; Kỹ thuật dữ liệu.
  • Ngoài danh mục các ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác phải học các môn bổ túc kiến thức:
Ngành tốt nghiệp đại học Các môn bổ túc kiến thức
Toán học; Toán tin; Vật lý; Điện tử Viễn thông; Điều khiển học; Kỹ thuật y sinh; Quản lý công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật điện- điện tử; Kỹ thuật điện (Hệ thống năng lượng); Công nghệ kỹ thuật điện- truyền thông; Kỹ thuật điện- điện tử; Kỹ thuật cơ điện tử; Cơ điện tử; Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin (ĐH Việt Đức). 1. Kỹ thuật lập trình (4TC)
2. Các thuật toán thông minh nhân tạo và ứng dụng (4TC)
3. Cơ sở dữ liệu (4TC)
4. Cấu trúc dữ liệu (4TC)
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; 1. Kỹ thuật lập trình (4TC)
2. Các thuật toán thông minh nhân tạo và ứng dụng (4TC)
3. Cấu trúc dữ liệu (4TC)
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 1. Các thuật toán thông minh nhân tạo và ứng dụng (4TC)
2. Cơ sở dữ liệu (4TC)
3. Cấu trúc dữ liệu (4TC)
Cơ điện tử Kỹ thuật cơ khí (hàng không) 1. Các thuật toán thông minh nhân tạo và ứng dụng (4TC)
2. Cơ sở dữ liệu (4TC)
Thương mại điện tử Các thuật toán thông minh nhân tạo và ứng dụng (4TC)


Kết quả trúng tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 4 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 50 học viên/năm

Hình thức tuyển sinh: Căn cứ theo quy chế tuyển sinh bậc thạc sĩ hiện hành của Đại học Quốc Gia TP. HCM, có 2 hình thức tuyển sinh như sau:

  • Tuyển thẳng: Hội đồng tuyển sinh căn cứ theo thứ tự ưu tiên danh sách ứng viên dự tuyển và chỉ tiêu xét tuyển thẳng từng ngành, Hội đồng tuyển sinh Sau đại học xem xét và thông qua danh sách ứng viên đạt yêu cầu tuyển thẳng.
  • Xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh đánh giá hồ sơ dự tuyển của ứng viên (bao gồm hồ sơ đối tượng không phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn). Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh công bố danh sách ứng viên đạt yêu cầu xét tuyển không phỏng vấn và danh sách ứng viên dự phỏng vấn chuyên môn. Ứng viên chưa có văn bằng/ chứng chỉ ngoại ngữ sẽ thi môn tiếng Anh.

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm (học ngoài giờ hành chính)

Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1

Tham khảo:

  •