CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU

Video giới thiệu tóm tắt chương trình

Giới thiệu

Đội ngũ cán bộ giảng dạy: 01 GS, 03 PGS, 08 TS và 5 NCS. Ngoài ra, có 10 PGS/GS đến từ các trường và viện tham gia giảng dạy và hướng dẫn luận văn cho các học viên ngành KHVL

Cơ sở vật chất: Khoa có 02 PTN cấp Khoa, 06 PTN cấp Bộ môn với nhiều trang thiết bị hiện đại

Thành tựu:

  • Giai đoạn 2012-2019: Khoa đã công bố 113 bài báo quốc tế (chủ yếu thuộc danh mục ISI) và chủ nhiệm đề tài các cấp như: Nafosted (08 đề tài), VNU-B (03 đề tài)
  • Nhiều cán bộ của Khoa là thành viên ban biên tập các tạp chí quốc tế/quốc gia và là thành viên phản biện cho các tạp chí quốc tế ISI uy tín
  • Đạt được nhiều giải thưởng khoa học uy tín như VIFOTEC, L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học, Giải thưởng KH&CN Thanh niên Quả Cầu Vàng

Mục tiêu đào tạo

  • Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản và nâng cao về khoa học và công nghệ vật liệu tiên tiến, các kỹ thuật chế tạo và phân tích tính chất của vật liệu.
  • Hướng dẫn các kỹ năng thực hành chuyên môn sâu cho học viên nhằm nắm bắt các xu thế phát triển về công nghệ liên quan đến vật liệu tiên tiến.
  • Học viên có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề về công nghệ vật liệu

Thế mạnh của chương trình

  • Bằng cấp uy tín do trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM cấp
  • Nội dung và phương pháp đào tạo gắn liền với thực tế nghề nghiệp cũng như phát triển kỹ năng, chuyên môn sâu.
  • Đội ngũ giảng viên phụ trách chương trình giàu kinh nghiệm, được đào tạo chủ yếu từ các nước tiên tiến, có trình độ và năng lực cao
  • Cơ sở vật chất hiện đại (phòng học chuẩn với số lượng học viên ít; hệ thống các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu tiên tiến gồm của Khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trung Tâm INOMAR, Viện Công nghệ Nano (INT))
  • Có nhiều cơ hội thực tập ngắn hạn ở nước ngoài và được nhận học bổng, chính sách hỗ trợ từ các thầy, cô trong Khoa.
  • Giải thưởng dành cho học viên cao học đang theo học ngành Khoa học vật liệu của NGUT-PGS.TS. Cao Minh Thì (20 triệu đồng/năm).

Các hướng nghiên cứu chính:

  • Vật liệu nano cho xử lý môi trường: Tập trung chủ yếu vào việc điều chế các vật liệu có cấu trúc nano và ứng dụng trong việc xử lý môi trường nước ô nhiễm, hấp phụ các ion kim loại nặng, phân hủy các khí độc bằng các phản ứng quang xúc tác.
  • Vật liệu polymer thân thiện và polymer có khả năng tự phân hủy: Tập trung vào các vật liệu có khả năng phân hủy sinh học và các màng mỏng polymer có khả năng bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.
  • Vật liệu polymer kỹ thuật đặc biệt: chẳng hạn như polymer có khả năng chống cháy, chậm cháy.
  • Vật liệu ứng dụng trong lĩnh vực y sinh: Tập trung vào các nghiên cứu như điều chế, tổng hợp các loại nanocomposites có khả năng tương thích sinh học, phát hiện hoặc truyền dẫn thuốc trúng đích, các vật liệu dùng cho cảm biến sinh học nhằm phát hiện sớm một số bệnh lý trên người và động vật.
  • Vật liệu ứng dụng trong thiết bị quang điện tử, bộ nhớ điện tử và việc chuyển hóa năng lượng: chẳng hạn như pin mặt trời, pin nhiên liệu, cảm biến quang học, thiết bị trở nhớ.
  • Mô phỏng, tính toán, mô hình hóa vật liệu: Sử dụng các công cụ máy tính hiệu năng cao để tính toán các lý thuyết như phiếm hàm mật độ DFT, động lực học phân tử MD để giải thích và dự đoán một số tính chất của vật liệu.

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

  • Giúp người học nâng cao trình độ qua việc cập nhật, bổ sung kiến thức về một ngành học tiên tiến, đang được xem như là ngành học của tri thức tương lai.
  • Chương trình đào tạo được cập nhật và tiệm cận với trình độ quốc tế, từ đó giúp học viên chuyển tiếp lên bậc Tiến sĩ ở nước ngoài khá dễ dàng.
  • Giúp người học tiếp cận một số kỹ năng làm việc và nghiên cứu chuyên nghiệp thông qua các môn học chuyên sâu của chương trình.

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Làm việc với vai trò là giám sát hoặc trưởng các bộ phận sản xuất liên quan đến ngành công nghệ vật liệu, phụ trợ cho các ngành công nghệ cao.
  • Nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, Viện nghiên cứu và các trung tâm, tập đoàn có các bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D).
  • Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan đến ngành Khoa học Vật liệu.
  • Khả năng học tiếp bậc Tiến sĩ tại các trường Đại học uy tín, đặc biệt là nhận học bổng toàn phần từ các trường Đại học ngoài nước.

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Khoa học vật liệu
  • Mã ngành: 8440122

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Khoa học vật liệu; Công nghệ vật liệu; Khoa học và công nghệ vật liệu; Vật liệu tiên tiến; Vật liệu và linh kiện nano; Khoa học và công nghệ nano; Khoa học và kỹ thuật vật liệu điện tử; Khoa học và kỹ thuật vật liệu kim loại; Khoa học và kỹ thuật vật liệu phi kim; Vật lý chất rắn; Vật lý kỹ thuật; Vật lý ứng dụng; Vật lý điện tử; Hóa vật liệu; Vật liệu y sinh; Vật liệu sinh học; Công nghệ kỹ thuật hóa học
  • Ngoài danh mục các Ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác (Hóa học; Công nghệ hóa học; Công nghệ sinh học; Công nghệ dược; Công nghệ môi trường; Vật lý; Kỹ thuật điện tử – viễn thông; Kỹ thuật hạt nhân) thì phải nộp bản sao bảng điểm Đại học tốt nghiệp cho phòng Đào tạo Sau Đại học, để Nhà trường xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải học các môn bổ túc kiến thức sau đây:
  • Đại cương KHVL (3TC)
  • Các phương pháp chế tạo vật liệu (2TC)
  • Các phương pháp phân tích vật liệu (3TC)

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 15 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Ngoại ngữ

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1

Tham khảo:

Một số hình ảnh hoạt động