Sơ nét về chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:
- Kiến thức chung
- Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Luận văn tốt nghiệp
Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.
Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.
Thông tin tuyển sinh cao học
- Tên chuyên ngành: Hóa sinh học
- Mã ngành: 8420116
Đối tượng người học:
- Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh
- Ngoài danh mục các Ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác thì phải nộp bản sao bảng điểm Đại học tốt nghiệp cho phòng Đào tạo Sau Đại học, để Nhà trường xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải học các môn bổ túc kiến thức sau đây:
- Nhóm ngành: Y tế công cộng; Hóa học; Công nghệ hóa học; Kỹ thuật hóa học; Hóa dược; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Dược học; Kỹ thuật xét nghiệm y học
- Enzyme học (3TC)
- Sinh hóa chức năng (3TC)
- Thực tập sinh hóa chuyên ngành (4TC)
- Các hợp chất có hoạt tính sinh học (3TC)
- Nhóm ngành: Sinh y học và môi trường; Bác sĩ răng hàm mặt.
- Enzyme học (3TC)
- Sinh hóa chức năng (3TC)
- Thực tập sinh hóa chuyên ngành (4TC)
- Nhóm ngành: Công nghệ thực phẩm.
- Enzyme học (3TC)
- Thực tập sinh hóa chuyên ngành (4TC)
- Các hợp chất có hoạt tính sinh học (3TC)
Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10
Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8
Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 17 học viên.
Các môn thi tuyển
Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm
Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1
Tham khảo