CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ HÓA HỮU CƠ

Chuyên ngành Giảng dạy Hóa học Thực nghiệm

Video giới thiệu tóm tắt chương trình

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực hóa học thực nghiệm để đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên sâu, kỹ năng và khả năng xây dựng hệ thống thực hành trong lĩnh vực hóa học, có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo.
  • Học viên có khả năng nghiên cứu khoa học để tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các bậc đào tạo chuyên sâu hơn nữa ở trong và ngoài nước.

Thế mạnh của chương trình

  • Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo những chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến trên thế giới với phương pháp giảng dạy tích cực, dễ hiểu, kích thích sự sáng tạo.
  • Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tận tâm, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Hóa học thực nghiệm, đã từng được đào tạo ở các trường đại học nước ngoài uy tín bao gồm 1 Giáo sư, 15 Phó giáo sư và hơn 24 Tiến sĩ. Một số giảng viên cũng tham gia giảng dạy ở bậc PTTH nên nắm khá rõ những nhu cầu và đòi hỏi của bậc phổ thông.
  • Phòng thí nghiệm được trang bị với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, cấp nhà nước với nhiều công trình khoa học công bố trong và ngoài nước hàng năm.

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

  • Có được những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực hóa học thực nghiệm.
  • Làm quen và sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị thí nghiệm hiện đại.
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các dữ liệu và thông tin liên quan về hóa học, từ đó đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học.
  • Có kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực hóa học thực nghiệm
  • Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường đại học và cao đẳng, giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, các viện nghiên cứu, các cơ quan ban ngành liên quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo (60TC), bao gồm:

  • Kiến thức chung

o   Triết học

o    Ngoại ngữ

o    Phương pháp giảng dạy tích cực

o    Thiết kế giảng dạy thực nghiệm

o    Những vấn đề về công nghệ hiện đại trong ngành Hóa hữu cơ.

  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: khoảng 44 TC (cả lý thuyết và thực nghiệm)
  • Luận văn tốt nghiệp: 10 TC

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần kiến tập thực tế hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Ngoài những môn chuyên ngành, học viên còn được giảng dạy về “Phương pháp giảng dạy tích cực”.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Hóa hữu cơ – Giảng dạy hóa học thực nghiệm
  • Mã ngành: 844011401

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Hóa học; Công nghệ hóa học; Công nghệ thực phẩm; Sư phạm Hóa; Kỹ thuật hóa học; Hóa dược; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Khoa học ứng dụng (Singapore).
  • Ngoài danh mục các Ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác thì phải nộp bản sao bảng điểm Đại học tốt nghiệp cho phòng Đào tạo Sau Đại học, để Nhà trường xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải học các môn bổ túc kiến thức sau đây:

    Tốt nghiệp nhóm ngành: Kỹ thuật vật liệu polymer

      • Hóa vô cơ (4TC)

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 15 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Ngoại ngữ

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1

Lưu ý: Chương trình Giảng dạy thực nghiệm không cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm.

Tham khảo: