CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Video giới thiệu tóm tắt chương trình
Mục tiêu đào tạo
- Cung cấp cho các thạc sĩ CNSH kiến thức chuyên sâu, kỹ năng thực hành, kỹ năng cá nhân và thái độ phù hợp, xứng đáng trở thành đội ngũ cán bộ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNSH và các lĩnh vực có liên quan như: cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý….
Thế mạnh của chương trình
- Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo những chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến trên thế giới với phương pháp giảng dạy tích cực, dễ hiểu, kích thích sự sáng tạo.
- Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tận tâm, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học, đã từng được đào tạo ở các trường đại học nước ngoài uy tín.
- Phòng thí nghiệm được trang bị với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, cấp nhà nước với nhiều công trình khoa học công bố trong và ngoài nước hàng năm.
Hướng nghiên cứu:
- Nghiên cứu biểu hiện và sản xuất protein tái tổ hợp ứng dụng cho dược phẩm, mỹ phẩm và vắc xin;
- Ứng dụng tin học trong sinh học;
- Nghiên cứu bệnh di truyền trên mô hình ruồi giấm Drosophila melanogaster;
- Sàng lọc các hợp chất tự nhiên từ các cây thuốc dân gian và từ nguồn xạ khuẩn;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bề mặt tế bào nấm men để tạo thực phẩm chức năng, giá thể vắc xin, chuyển hoá sinh học ứng dụng trong môi trường;
- Nông nghiệp và bảo quản thực phẩm;
- Nghiên cứu sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ nguồn nguyên liệu phế thải;
- Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá kháng nguyên tiềm năng để tạo vắc xin cho vi rút cúm;
- Nghiên cứu xây dựng các hệ thống phân phối thuốc và mỹ phẩm bằng polymer tương hợp sinh học;
- Nghiên cứu hệ thống nhắm trúng đích tế bào ruột để tạo vắc xin uống;
- Nghiên cứu sản xuất các bộ kit phát hiện vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm;
Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo
- Có được những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học.
- Làm quen và sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị thí nghiệm hiện đại.
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các dữ liệu và thông tin liên quan về Công nghệ Sinh học, từ đó đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học.
- Có kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học
- Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường đại học và cao đẳng, giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, các viện nghiên cứu, các cơ quan ban ngành liên quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp:
Kiến thức
- Học viên được trang bị khối kiến thức sâu về sinh học và phương pháp luận khoa học, đặt nền tảng cho sự phát triển chuyên môn trong các lĩnh vực ứng dụng CNSH như : y sinh, dược, nông nghiệp và công nghiệp
- Tùy theo định hướng ngành nghề, học viên sẽ được trang bị các khối kiền thức chuyên ngành trong các lĩnh vực CNSH y dược, CNSH nông nghiệp, CNSH trong sản xuất công nghiệp và CNSH môi trường. Với khối kiến thức định hướng chuyên ngành này, học viên được trang bị kiến thức, kỹ thuật nhằm giải quyết những vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn trong ứng dụng thành tựu về CNSH vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, vào đời sống và sự phát triển kinh tế của địa phương
Kỹ năng
- Thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản lẫn chuyên sâu trong phòng thí nghiệm nghiên cứu về công nghệ sinh học
- Có khả năng tổng hợp và phân tích tài liệu khoa học.
- Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, viết báo cáo khoa học.
- Có kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo, biết lập kế hoạch và quản lý thời gian trong công việc nghiên cứu
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và kỹ năng để tự học và học tập suốt đời
- Hiểu được vai trò của gắn kết liên ngành trong nghiên cứu và ứng dụng, có kiến thức về thương mại hóa và quản trị sản phẩm nghiên cứu
Hợp tác trong nước:
- Trường ĐH Dược Tp. HCM, Trường ĐH Đà Lạt, Đại học Tây Nguyên, Đại học Cần Thơ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, v.v..
- Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford tại Tp. HCM, Viện Pasteur, Viện Vệ sinh Y tế công cộng, Trung tâm Gene trị liệu Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Bệnh viện Hùng Vương Tp.HCM, Ngân hàng tế bào gốc Mekostem, v.v..
- Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Trung tâm thú Y vùng 6, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, v.v..
- Công ty hóa dược phẩm Mekophar, Domesco, v.v..
Hợp tác ngoài nước:
- Viện Khoa Học Kỹ Thuật Công Nghệ Kyoto, ĐH Tsukuba (Nhật Bản);
- Đại học Quốc gia Jeju, ĐH Hallym, ĐH Konkuk, ĐH Sungkyunkwan (Hàn Quốc);
- ĐH Stuttgart, ĐH Bayreuth (Đức);
- ĐH Sissa (Ý);
- PTN Sinh học phân tử Đại học British Columbia (Canada);
- PTN Miễn dịch Đại học New South Wales (Úc).
Sơ nét về chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:
- Kiến thức chung
- Triết học
- Ngoại ngữ
- Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Luận văn tốt nghiệp
Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.
Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.
Thông tin tuyển sinh cao học
- Tên chuyên ngành: Công nghệ sinh học
- Mã ngành: 8420201
Đối tượng người học:
- Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh, Khoa học cây trồng.
- Ngoài danh mục các Ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác thì phải nộp bản sao bảng điểm Đại học tốt nghiệp cho phòng Đào tạo Sau Đại học, để Nhà trường xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải học các môn bổ túc kiến thức sau đây:
- Di truyền
- Sinh học phân tử
- Sinh học phân tử (3TC)
- Thực tập sinh học phân tử (1TC)
- Kỹ thuật thao tác trên gen (3TC)
- Sinh học phân tử (3TC)
- Kỹ thuật thao tác trên gen (3TC)
Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10
Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8
Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 46 học viên.
Các môn thi tuyển
- Ngoại ngữ
Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm
Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1
Tham khảo
- Thông tin tuyển sinh
- Website Khoa SH-CNSH
- Fanpage Khoa SH-CNSH
- Website Bộ môn CNSH Phân tử và Môi trường
- Khung chương trình đào tạo Công nghệ sinh học