ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:   272/KHTN-SĐH TPHCM, ngày 29 tháng 3 năm 2021

 

THÔNG BÁO XÉT TUYỂN

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2021- ĐỢT 1

(Cập nhật điều kiện ngoại ngữ)

(Địa chỉ trang web: https://sdh.hcmus.edu.vn/)

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM thông báo kế hoạch xét tuyển vào trình độ thạc sĩ năm 2021- đợt 1 như sau:

1. DANH SÁCH CÁC NGÀNH XÉT TUYỂN, CHỈ TIÊU XÉT TUYỂN: (phụ lục 1)

2. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN: Ứng viên đăng ký xét tuyển vào trình độ thạc sĩ phải thỏa các điều kiện sau đây:

2.1 Về văn bằng tốt nghiệp đại học:

Ứng viên là người tốt nghiệp trình độ đại học ngành đúng (phụ lục 2), ngành gần (phụ lục 3) với ngành đăng ký xét tuyển trình độ thạc sĩ phải thỏa một trong các điều kiện sau:

  1. Người tốt nghiệp đại học các chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, gồm: AUN-QA, AACSB, ACBSP, ABET, EUR-ACE, FIBAA, CTI.
  2. Người tốt nghiệp đại học chính quy từ các cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, gồm: AUN-QA, HCERES có điểm trung bình tích lũy ở bậc đại học từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
  3. Người tốt nghiệp chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng của ĐHQG-HCM và ĐHQG-HN;
  4. Người tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT- Việt Nam và có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
  5. Người tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển và đạt loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);
  6. Sinh viên các ngành đào tạo liên thông từ trình độ đại học lên trình độ thạc sĩ của ĐHQG-HCM;
  7. Người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ quốc tế GMAT (Graduate Management Admission Test), GRE (The Graduate Record Examination) hoặc đạt kỳ thi đánh giá năng lực sau đại học của Đại học Quốc gia còn trong thời gian 2 năm tính từ ngày thi chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển;
  8. Người nước ngoài và phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

2.2. Về thời gian sau khi tốt nghiệp đại học: Văn bằng tốt nghiệp đại học còn trong thời hạn tối đa 24 tháng, tính từ ngày ký văn bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

2.3. Về trình độ ngoại ngữ: Có năng lực ngoại ngữ như qui định tại phụ lục 4 thông báo này.

2.4.  Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

2.5. Có đủ sức khỏe để học tập.

2.6. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của thông báo này.

3. HÌNH THỨC XÉT TUYỂN:

  • Sơ tuyển hồ sơ đăng ký: Ứng viên đạt yêu cầu về điều kiện xét tuyển như qui định tại mục 2.
  • Phỏng vấn xét tuyển: Ứng viên đủ điều kiện về hồ sơ dự tuyển sẽ tham gia buổi phỏng vấn chuyên môn dự kiến trong thời gian từ ngày 19/4/2021 đến 23/4/2021.
  • Trình độ ngoại ngữ:
    • Khi nộp hồ sơ, Ứng viên đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ như qui định tại phụ lục 4 thì được xét miễn thi môn ngoại ngữ.
    • Khi nộp hồ sơ, Ứng viên chưa đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ như qui định tại phụ lục 4 thì phải đăng ký dự thi môn ngoại ngữ (mẫu 3). Ứng viên được chọn đăng ký thi 1 trong 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung. Ngày thi môn ngoại ngữ là sáng ngày 23/5/2021.
    • Ứng viên được nộp bổ sung văn bằng/ chứng chỉ ngoại ngữ đến trước 16g00 ngày 20/5/2021. Sau 16g00 ngày 20/5/2021 nếu Ứng viên không nộp bổ sung văn bằng/ chứng chỉ ngoại ngữ và không dự thi môn ngoại ngữ sẽ bị hủy kết quả xét tuyển.

4. TIÊU CHÍ XÉT TUYỂN

  • Kết quả phỏng vấn chuyên môn: Điểm phỏng vấn ≥ 5.0 điểm
  • Trình độ ngoại ngữ: thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ hoặc điểm thi môn ngoại ngữ ≥ 50/100 điểm.
  • Đánh giá của Hội đồng tuyển sinh: Căn cứ kết quả phỏng vấn xét tuyển, trình độ ngoại ngữ và chỉ tiêu xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh Sau đại học sẽ duyệt danh sách ứng viên được xét tuyển trình độ thạc sĩ theo điểm phỏng vấn từ cao xuống đến hết chỉ tiêu từng ngành.

5. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: Ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:

  • 02 Biên nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (mẫu 1)
  • 01 Đơn đăng ký xét tuyển (mẫu 2)
  • 01 Đơn đăng ký thi môn ngoại ngữ, nếu không thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ (mẫu 3)
  • 01 bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học (có chứng thực sao y)
  • 01 bản sao bảng điểm tốt nghiệp đại học – tiếng Việt (có chứng thực sao y)
  • 01 bản sao minh chứng năng lực ngoại ngữ như qui định tại phụ lục 4
    • Nếu bản sao chứng chỉ/ chứng nhận: không cần chứng thực sao y.
    • Nếu bản sao văn bằng cử nhân thì phải có chứng thực sao y.
  • 01 Giấy khám sức khỏe (tại phòng khám đa khoa quận, huyện còn thời hạn 12 tháng)
  • 01 Sơ yếu lý lịch bản thân (mẫu 4 hoặc mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm)
  • Bản sao giấy khen, bằng khen về thành tích học tập, nghiên cứu của sinh viên (nếu có)
  • Bản sao giấy chứng nhận chương trình đại học đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế (dành cho đối tượng a mục 2.1), không cần chứng thực sao y.
  • Bản sao giấy chứng nhận cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế (dành cho đối tượng b mục 2.1), không cần chứng thực sao y.

Lưu ý:

  • Các bản sao yêu cầu chứng thực sao y phải còn thời hạn 12 tháng tính từ ngày chứng thực sao y đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
  • Các giấy tờ được photo hoặc trình bày trên khổ giấy A4 (trừ giấy khám sức khỏe của bệnh viện, theo mẫu của phòng khám)

6. THỜI HẠN NHẬN HỔ SƠ ĐĂNG KÝ:

  • Ứng viên nộp hồ sơ đăng ký tại phòng Đào tạo Sau đại học (phòng B08), trường ĐH Khoa học Tự nhiên, số 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, TP.HCM từ ngày thông báo đến 16g ngày 15/04/2021 (giờ hành chính).
  • Nhà trường chỉ nhận các hồ sơ đầy đủ, đúng qui định, đúng thời hạn.
  • Đối với sinh viên sẽ tốt nghiệp đại học vào tháng 4/2021, nộp bảng điểm toàn khóa (4 năm, có điểm trung bình toàn khóa) trước ngày 15/4/2021 và nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp trước ngày 4/5/2021. Đồng thời nộp bản sao bằng tốt nghiệp đại học trước ngày 28/5/2021. Sau thời hạn quy định trên, các ứng viên không nộp bổ sung giấy chứng  nhận tốt nghiệp hoặc bản sao bằng TNĐH sẽ bị hủy kết quả xét tuyển.

7. LỆ PHÍ XÉT TUYỂN:

  • Lệ phí đăng ký xét tuyển: 60.000đ/ ứng viên
  • Lệ phí xét tuyển: 200.000đ/ứng viên
  • Lệ phí thi môn ngoại ngữ (nếu không thuộc diện miễn thi ngoại ngữ): 120.000đ/ ứng viên

KẾT QUẢ XÉT TUYỂN: công bố sau ngày 29/4/2021 tại website: https://sdh.hcmus.edu.vn

 8. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC

8.1. Khung chương trình đào tạo của từng ngành

Thí sinh tham khảo khung chương trình đào tạo của từng ngành tại website https://sdh.hcmus.edu.vn/khung-chuong-trinh-dao-tao-cao-hoc-cac-chuyen-nganh/

8.2. Thời gian đào tạo, lịch học và học phí:

  1. Tổng thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ là 2 năm (24 tháng), hệ chính qui.
  2. Dự kiến mức thu trung bình: 24.320.000đ/ học viên/1 năm.
  3. Khóa tuyển sinh năm 2021- đợt 1 sẽ bắt đầu học phần chuyên môn vào tháng 12/2021.
  4. Lịch học trong tuần.
    • Các ngành học ngoài giờ (các buổi tối trong tuần; sáng, chiều thứ 7 và chủ nhật):
  • Đại số và Lý thuyết số; chuyên ngành Khoa học dữ liệu.
  • Quang học; chuyên ngành Vật lý ứng dụng; Vật lý nguyên tử và hạt nhân; Vật lý địa cầu; Khí tượng; Vật lý kỹ thuật; VLKT- chuyên ngành Giảng dạy vật lý thực nghiệm.
  • Hóa học; Hóa hữu cơ- chuyên ngành Giảng dạy hóa học thực nghiệm.
  • KTĐT- chuyên ngành Điện tử-Viễn thông-Máy tính; KTĐT- chuyên ngành Vi điện tử và thiết kế vi mạch.
  • Khoa học môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường.
  • Địa chất học; Kỹ thuật địa chất.
  • Sinh thái học.
  • Khoa học vật liệu
    • Các ngành học vào thứ 6, thứ 7 và chủ nhật: SHTN- chuyên ngành Sinh lý thực vật; SHTN- chuyên ngành Sinh lý động vật; Hóa sinh học; Di truyền học; Vi sinh vật học; Công nghệ sinh học; SHTN, chuyên ngành Giảng dạy sinh học thực nghiệm.
    • Ngành Khoa học máy tính và ngành Hệ thống thông tin: 70% môn học dạy ngoài giờ (các buổi tối trong tuần, thứ 7, chủ nhật); 30% môn học dạy trong giờ hành chính.
    • Các ngành còn lại học giờ hành chính: học viên sẽ học 3-4 buổi/tuần./.

 

Nơi nhận
– Các Sở, Trường ĐH, CĐ, …
– website: https://sdh.hcmus.edu.vn
– ĐHQG-HCM (để báo cáo)
– Lưu VT; SĐH

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Trần Lê Quan

 


Phụ lục 1. Danh mục ngành và chỉ tiêu xét tuyển

DANH MỤC NGÀNH XÉT TUYỂN VÀ CHỈ TIÊU XÉT TUYỂN

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2021

 

Stt Tên ngành/ chuyên ngành Tổng chỉ tiêu
tuyển sinh năm 2021
(dự kiến)
Chỉ tiêu
xét tuyển
(% của tổng chỉ tiêu)
1 Khoa học máy tính 80 25%
2 Hệ thống thông tin 20 25%
3 Toán giải tích 22 25%
4 Đại số và lí thuyết số 24 25%
5 Lí thuyết xác suất và thống kê toán học 16 25%
6 Toán ứng dụng 20 25%
7 Toán ứng dụng, chuyên ngành Giáo dục toán học 23 25%
8 Cơ sở toán cho tin học, chuyên ngành Khoa học dữ liệu 39 25%
9 Vật lý lý thuyết và vật lý toán 19 20%
10 Quang học 20 20%
11 Vật lý vô tuyến và điện tử, chuyên ngành Vật lý ứng dụng 15 20%
12 Vật lý nguyên tử và hạt nhân 25 30%
13 Vật lý địa cầu 5 10%
14 Hải dương học Không tuyển
15 Khí tượng và khí hậu học 10 20%
16 Vật lý kỹ thuật 13 20%
17 Vật lý kỹ thuật, chuyên ngành: Giảng dạy vật lý thực nghiệm Không tuyển
18 KTĐT, chuyên ngành: Điện tử- viễn thông và máy tính 15 40%
19 KTĐT, chuyên ngành: Vi điện tử và thiết kế vi mạch 10 40%
20 Hoá học (gồm 5 định hướng: Hóa hữu cơ- hóa dược; Hóa phân tích và đảm bảo chất lượng; Hóa lý và hóa tính toán; Vật liệu vô cơ và chuyển hóa năng lượng; Polyme) 120 30%
21 Hóa hữu cơ- chuyên ngành Giảng dạy học học thực nghiệm 20 20%
26 SHTN, chuyên ngành: Sinh lý thực vật 16 30%
27 SHTN, chuyên ngành:  Sinh lý động vật 26 25%
28 SHTN, chuyên ngành: Giảng dạy sinh học thực nghiệm 20 25%
29 Hoá sinh học 23 40%
25 Vi sinh vật học 19 40%
30 Sinh thái học 17 40%
31 Di truyền học 20 40%
32 Công nghệ sinh học 41 50%
33 Địa chất học 13 20%
34 Kỹ thuật địa chất 13 20%
35 Khoa học môi trường 31 15%
36 Quản lý tài nguyên và môi trường 37 15%
37 Khoa học vật liệu 45 65%

 


Phụ lục 2: Danh mục ngành đúng

DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG XÉT TUYỂN

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

 

Stt Ngành đào tạo thạc sĩ Ngành tốt nghiệp đại học
1. Khoa học máy tính Tin học; Công nghệ thông tin; Sư phạm Tin; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Hệ thống thông tin quản lý;
2. Hệ thống thông tin Tin học; Công nghệ thông tin; Sư phạm Tin; Tin học quản lý; Hệ thống thông tin quản lý; Hệ thống thông tin kinh tế, Công nghệ kỹ thuật máy tính
3. Đại số và lý thuyết số Toán học; Toán tin; Sư phạm Toán
4. Toán giải tích Toán học; Toán tin; Toán ứng dụng, Thống kê; Sư phạm Toán;
5. Lý thuyết xác suất và TK toán học Toán; Toán tin; Toán ứng dụng, Thống kê; Sư phạm Toán
6. Cơ sở toán cho tin học, chuyên ngành Khoa học dữ liệu Khoa học dữ liệu; Toán học; Toán tin; Toán ứng dụng; Khoa học tính toán; Toán cơ; Thống kê; Sư phạm Toán; Toán kinh tế; Công nghệ thông tin; Tin học
7. Toán ứng dụng Toán học; Toán tin; Toán ứng dụng; Toán cơ; Thống kê; Sư phạm Toán;
8. Toán ứng dụng, chuyên ngành: Giáo dục toán học Toán học; Toán tin; Toán ứng dụng; Thống kê; Sư phạm Toán;
9. Vật lý lý thuyết và Vật lý toán Vật lý, Sư phạm Lý
10. Quang học Vật lý; Khoa học Vật liệu, Sư phạm Lý;
Vật lý kỹ thuật; Kỹ thuật y sinh; Kỹ thuật điện tử-viễn thông;
11. Vật lý vô tuyến và điện tử- chuyên ngành Vật lý Ứng dụng Vật lý; Khoa học Vật liệu, Sư phạm Lý;
Vật lý kỹ thuật; Kỹ thuật y sinh; Kỹ thuật điện tử-viễn thông;
12. Vật lý nguyên tử và hạt nhân Vật lý, Sư phạm Lý, Vật lý hạt nhân; Kỹ thuật hạt nhân
13. Vật lý kỹ thuật Vật lý, Sư phạm Lý, Điện – Điện tử; Điện tử viễn thông; Khoa học vật liệu; Công nghệ thông tin; Toán-Tin;
14. Vật lý địa cầu Vật lý, Sư phạm Lý, Hải dương, Khí tượng khí hậu học
15. Khí tượng khí hậu học Vật lý, Sư phạm Lý, Hải dương; Khoa học môi trường; Kỹ thuật môi trường, Địa chất, Khí tượng khí hậu học
16. Kỹ thuật điện tử: Điện tử-Viễn thông-Máy tính Điện tử-Viễn thông; Điện-Điện tử; Vật lý điện tử; Vật lý Tin học; Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật cơ khí
17. Kỹ thuật điện tử: Vi điện tử và thiết kế vi mạch Điện tử-Viễn thông; Điện-Điện tử; Vật lý điện tử; Vật lý Tin học, Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật cơ khí
18. Hóa học Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật hóa học, Sư phạm hóa học, Khoa học vật liệu, Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường, Dược học
19. SHTN, chuyên ngành: Sinh lý thực vật Sinh học, Sinh-Môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh; Nông học; Khoa học cây trồng
20. SHTN, chuyên ngành: Sinh lý Động vật Sinh học, Sinh-Môi trường; CNSH, Sư phạm Sinh
21. Hóa sinh hoc Sinh học, Sinh-Môi trường, CNSH, Sư phạm Sinh
22. Sinh thái học Sinh học; Sinh-Môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh; Khoa học sự sống; QL nguồn lợi thủy sản; QL Môi trường; Thiết kế cảnh quan
23. Vi sinh vật học Sinh học, Sinh-Môi trường, CNSH, Sư phạm Sinh
24. Di truyền học Sinh học, Sinh-Môi trường, CNSH, Sư phạm Sinh
25. Công nghệ sinh học Sinh học, Sinh-Môi trường, CNSH, Sư phạm Sinh; Khoa học cây trồng
26. Địa chất học Địa chất học, Kỹ thuật địa chất

Địa kỹ thuật, Địa môi trường, Địa chất dầu khí, Địa vật lý, Vật lý địa cầu, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý tài nguyên khoáng sản, Kỹ thuật dầu khí, Khoa học Trái đất, GIS và viễn thám.

27. Kỹ thuật địa chất Kỹ thuật địa chất, Địa chất học

Địa kỹ thuật; Kỹ thuật Xây dựng nền và móng; Địa chất Công trình; Địa chất Thủy văn; Địa chất Môi trường; Địa chất Dầu khí; GIS và viễn thám; Địa vật lý; Khoa học Trái đất

28. Khoa học môi trường Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý đất đai, Quản lý biển đảo và đới bờ.
29. Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý đất đai, Quản lý biển đảo và đới bờ.
30. Khoa học vật liệu Khoa học vật liệu; Công nghệ vật liệu; Khoa học và công nghệ vật liệu; Vật liệu tiên tiến; Vật liệu và linh kiện nano; Khoa học và công nghệ nano; Khoa học và kỹ thuật vật liệu điện tử; Khoa học và kỹ thuật vật liệu kim loại; Khoa học và kỹ thuật vật liệu phi kim; Vật lý chất rắn; Vật lý kỹ thuật; Vật lý ứng dụng; Vật lý điện tử; Hóa vật liệu; Vật liệu y sinh; Vật liệu sinh học; Công nghệ kỹ thuật hóa học

 


Phụ lục 3: Danh mục ngành gần

DANH MỤC NGÀNH GẦN VÀ MÔN BỔ TÚC KIẾN THỨC

XÉT TUYỂN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

 

Stt Ngành dự thi cao học Ngành tốt nghiệp đại học Các môn bổ túc kiến thức
      1. Hệ thống thông tin;

Khoa học máy tính

Toán học; Toán- Tin; Vật lý; Điện tử Viễn thông; Điều khiển học; Cơ điện tử; Kỹ thuật Y sinh 1. Kỹ thuật lập trình (4TC)

2. Các thuật toán thông minh nhân tạo và ứng dụng (4TC)
3. Cơ sở dữ liệu (4TC)
4. Cấu trúc dữ liệu (4TC)

      2. Toán ứng dụng Toán kinh tế; những ngành khác thì xem xét từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      3. Toán ứng dụng – chuyên ngành Giáo dục toán học Xem xét từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      4. Đại số và Lý thuyết số Toán ứng dụng; Thống kê; những ngành khác thì xem xét từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      5. Toán giải tích Toán kinh tế; những ngành khác thì xem xét từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      6. Lý thuyết xác suất và thống kê toán Toán kinh tế; Thống kê kinh tế; những ngành khác thì xem xét từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      7. Cơ sở toán cho tin học- chuyên ngành Khoa học dữ liệu Vật lý, Kỹ thuật Y sinh; Hoá học; Khoa học vật liệu; Khoa học môi trường; Sinh học; Điện tử Viễn thông; Điều khiển học; Cơ điện tử; Điện điện tử; Tài chính – ngân hàng; Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 1. Python cho khoa học dữ liệu (4TC)

2. Nhập môn trí tuệ nhân tạo (4TC)
3. Cơ sở dữ liệu (4TC)

4. Nhập môn máy học (4TC)

      8. Vật lý lý thuyết và vật lý toán Hải dương học 1. Cơ lý thuyết (3TC)

2. Vật lý thống kê (3TC)

      9. VLVTĐT- chuyên ngành: Vật lý Ứng dụng Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử 1. Quang phổ học (3TC)

2. Cơ sở linh kiện bán dẫn (3TC)

   10. Vật lý nguyên tử và hạt nhân Kỹ thuật hình ảnh Y học

Kỹ thuật điện tử

1. Lý thuyết hạt nhân (4TC)

2. Vật lý phóng xạ (2TC)

3. Phương pháp ghi bức xạ và thiết bị ghi bức xạ (3TC)

   11. Hóa học Khoa học sự sống, y-sức khỏe, sinh học và công nghệ sinh học 1. Hóa phân tích 2 (3TC)

2. Hóa Vô cơ 2 (3TC)

3. Hóa Hữu cơ 2 (3TC)

4. Hóa lý 1 (3TC)

5. Các phương pháp phổ nghiệm (3 TC)

   12. Hóa hữu cơ- chuyên ngành: Giảng dạy học học thực nghiệm Kỹ thuật vật liệu polymer Hóa vô cơ (4TC)
   13. Vi sinh vật học;

Di truyền học; CNSH; chuyên ngành Sinh lý động vật

Cử nhân xét nghiệm;

Xét nghiệm Y học dự phòng

Kỹ thuật xét nghiệm y học

Sinh học phân tử (3TC)
   14. Hóa sinh học Y tế công cộng; Hóa học; Công nghệ hóa học; Kỹ thuật hóa học; Hóa dược; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Dược học; Sinh y học và môi trường; Bác sĩ răng hàm mặt 1. Enzyme học (3TC)
2. Thực tập sinh hóa chuyên ngành (4TC)
3. Sinh hóa chức năng (3TC)
   15. Hóa sinh học Cử nhân xét nghiệm;

Xét nghiệm Y học dự phòng

Kỹ thuật xét nghiệm y học

1. Enzyme học (3TC)

2. Các hợp chất có hoạt tính sinh học (3TC)

   16. SHTN – chuyên ngành Sinh lý thực vật Bảo vệ thực vật 1. Sự tăng trưởng ở thực vật cao cấp
2. Những vấn đề mới trong sinh lý thực vật
   17. SHTN – chuyên ngành Sinh lý thực vật Sinh y học và môi trường 1. Sinh học đại cương A1
2. Sinh lý thực vật
3. Thực tập sinh lý thực vật
4. Những vấn đề mới trong SLTV
5. Sinh học phân tử và tế bào TV6. Thực tập chuyên ngành SLTV
   18. Vi sinh vật học Công nghệ kỹ thuật môi trường 1. Sinh học phân tử (3TC)
2. Thực tập chuyên ngành vi sinh (4TC)
   19. Vi sinh vật học Sinh y học và môi trường 1. Vi sinh (3TC)
2. Sinh học phân tử (3TC)
3. Thực tập chuyên ngành vi sinh (4TC)
4. Thực tập vi sinh cơ sở (1TC)
   20. Sinh thái học Sinh y học và môi trường 1. Những vấn đề mới trong sinh thái học và tài nguyên môi trường (2TC)
2. Seminar sinh thái tài nguyên sinh vật (3TC)
   21. Công nghệ sinh học Công nghệ thực phẩm;

Dược học

1. Sinh học phân tử (3TC)
2. Kỹ thuật thao tác trên gen (3TC)
   22. Công nghệ sinh học Y tế Công cộng; Y Khoa

Khoa học môi trường; Nông nghiệp

1. Sinh học phân tử (3TC)

2. Kỹ thuật thao tác trên gen (3TC)

3. Thực tập sinh học phân tử (1TC)

   23. Địa chất học Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ, Địa lý; Quản lý đất đai; Khoa học Môi trường; Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Khí tượng Thủy văn; Hải dương học 1. Địa chất đại cương
2. Địa chất cấu tạo
3. Thạch học magma và biến chất
4. Thạch học đá trầm tích
5. Thực tập địa chất ngoài trời 1
6. Thực tập địa chất ngoài trời 2
   24. Kỹ thuật địa chất Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ, Địa lý; Quản lý đất đai; Khoa học Môi trường; Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Khí tượng Thủy văn; Hải dương học 1. Địa chất đại cương
2. Địa chất Công trình
3. Địa chất Thủy văn
4. Động lực học nước dưới đất
5. Thổ chất học
   25. Khoa học môi trường Hóa học; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Sinh học; Công nghệ sinh học; Khoa học về trái đất; Địa chất học; Địa lý; Khí tượng thủy văn; Địa vật lý; Hải dương học; Lâm nghiệp; Nông nghiệp; Đô thị học; Cấp thoát nước; Kỹ thuật trắc địa; Bản đồ. Môi trường Đại cương (2TC)
   26. Quản lý tài nguyên và môi trường Hóa học; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Sinh thái học; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Quản lý tài nguyên rừng; Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý; Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ; Địa lý tự nhiên; Địa lý tài nguyên và môi trường; Khí tượng và khí hậu học; Thủy văn học; Hải dương học; Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; Đô thị học; Quản lý đô thị;

Kỹ thuật tài nguyên nước; kỹ thuật cấp nước;

1. Quản lý môi trường (2TC)
2. Môi trường Đại cương (2TC)
   27. Khoa học vật liệu Hóa học; Công nghệ hóa học; Công nghệ sinh học; Công nghệ dược; Công nghệ môi trường; Vật lý; Kỹ thuật điện tử – viễn thông; Kỹ thuật hạt nhân 1. Đại cương KHVL (3TC)
2. Các phương pháp chế tạo vật liệu (2TC)3. Các phương pháp phân tích vật liệu (3TC)

 


Phụ lục 4: Năng lực ngoại ngữ

YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ
ĐỐI VỚI ỨNG VIÊN XÉT TUYỂN

 

Ứng viên đăng ký xét tuyển được miễn thi môn ngoại ngữ phải đạt một trong các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ như qui định dưới đây khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:

1. Có chứng chỉ hoặc chứng nhận còn thời hạn 02 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký xét tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM công nhận, gồm các chứng chỉ sau:

a) Chứng chỉ ngoại ngữ theo Quy chế đào tạo Đại học hiện hành của ĐHQG-HCM. Cụ thể các chứng chỉ được áp dụng và thang điểm tối thiểu như sau:

a.1) Chứng chỉ tiếng Anh:

IELTS

(IDP; HĐ Anh cấp)

TOEFL

(ETS cấp)

TOEIC

(ETS cấp)

Cambridge

Exam*

BEC* Bulats*

VNU-EPT

(ĐHQG-HCM cấp)

4.5 450 ITP;

133 CBT;

45 iBT

L-R: 450

S-W: 181

PET Preliminary 40 176

(*): các chứng chỉ do Cambridge Assessment English cấp

a.2) Chứng chỉ và chứng nhận tiếng Anh: Sinh viên khóa tuyển năm 2013 đến khóa năm 2017 các trường thuộc ĐHQG-HCM có chứng chỉ TOEIC (L-R) ≥ 450 điểm do ETS cấp và đạt kỳ thi 2 kỹ năng Nói – Viết (S-W) ≥ 200 điểm do trường ĐH Khoa học Tự nhiên hoặc trường ĐH Bách Khoa chứng nhận.

a.3) Ngoại ngữ khác:

Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Hàn
TRKI 1 DELF B1;

TCF B1

B1 ZD HSK level 3 JLPT N4 TOPIK 3

b)Chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương B1 theo CEFR) của các cơ sở đào tạo được Bộ GD&ĐT, ĐHQG-HCM công nhận. Cụ thể chỉ áp dụng chứng chỉ do các cơ sở đào tạo dưới đây cấp:

  • Khu vực phía Bắc gồm: Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG-HN), Đại học Thái Nguyên, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân.
  • Khu vực phía Nam gồm: Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Sài Gòn, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Đại học Trà Vinh, Đại học Văn Lang.
  • Khu vực miền Trung gồm: Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế), Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng), Đại học Vinh, Đại học Quy Nhơn và Đại học Tây Nguyên

2. Có văn bằng ngoại ngữ như qui định sau:

a) Người dự tuyển là công dân Việt Nam có một trong những minh chứng sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là 1 trong 7 ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Hàn, Nhật. Văn bằng tốt nghiệp nước ngoài phải được Cục Quản lý chất lượng- Bộ GDĐT xác minh trước khi nộp xét miễn ngoại ngữ;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM công nhận;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài thuộc 1 trong 7 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn.
  • b) Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định ngoại ngữ của cơ sở đào tạo. Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.

 


Mẫu 1: Biên nhận hồ sơ

File đính kèm Biên nhận hồ sơ


Mẫu 2: Đơn đăng ký xét tuyển

File đính kèm Đơn đăng ký xét tuyển


Mẫu 3. Đơn đăng ký thi môn ngoại ngữ

File đính kèm Đơn thi ngoại ngữ


Mẫu 4. Sơ yếu lý lịch

File đính kèm Sơ yếu lý lịch


Thông báo đính kèm

Thông báo xét tuyển thạc sĩ 2021 – đợt 1 (cập nhật)