CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ HẢI DƯƠNG HỌC

Video giới thiệu tóm tắt chương trình

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Hải dương có khả năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất, và các kiến thức kỹ năng cần thiết về Hải dương vào đời sống.
  • Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách thuộc các lĩnh vực Khoa học Trái đất, Sinh thái, Môi trường, Quản lý tổng hợp đới bờ.
  • Giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết: Xói lở ven bờ biển và vùng cửa sông; Sạt lở bờ sông; Xâm nhập mặn; Ảnh hưởng BĐKH&NBD đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản.
  • Trang bị các kỹ năng thực nghiệm, phân tích và xử lý số liệu, mô hình hoá.

Thế mạnh của chương trình

  • Ngành Hải dương học của Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh được xem ngành đào tạo sau đại học có thể nói là duy nhất hiện nay ở khu vực phía Nam có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh Hải dương.
  • Đáp ứng được nhu cầu xã hội thông qua xu thế phát triển kinh tế biển, hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực.

 Đội ngũ đào tạo – Cơ sở vật chất

  • Số lượng PGS : 01 người

PGS.TS Võ Lương Hồng Phước

  • Số lượng TS : 02 người

TS. Nguyễn Công Thành

TS. Lê Xuân Thuyên

  • PTN Hải dương – Khí tượng và Thủy văn: trang bị các máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu phân tích, khảo sát đo đạc các yếu tố khí tượng, thủy-hải văn và môi trường trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường.

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nâng cao và có các khả năng sau:

Về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn:

  • Học viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về Hải dương học như: các quá trình vật lý, hóa học, động lực học, sinh học xảy ra ở lục địa và đại dương; Các kiến thức cập nhật về biến đổi khí hậu và nước biển dâng cùng cùng với các khả năng tính toán, dự báo, đánh giá và phân tích các quá trình động học cũng như các biến động môi trường và mức độ ô nhiễm trong đại dương, các quá trình tương tác đại dương – lục địa – khí quyển.

Về kỹ năng:

  • Học viên được trang bị các kỹ năng, thu thập và đo đạc các yếu tố quan trắc trên biển, đại dương và vùng ven bờ.
  • Học viên có kỹ năng về khảo sát thực địa và thực nghiệm, lập trình, xử lý dữ liệu số liệu, tính toán, phân tích, đánh giá và dự báo các quá trình động học để có thể giải quyết những vấn đề mang tính cấp thiết: Xói lở ven bờ biển và vùng cửa sông; Sạt lở bờ sông; Diễn biến xâm nhập mặn; Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản do BĐKH & NBD.
  • Học viên thực hiện được các tính toán và dự báo biến động môi trường và mức độ ô nhiễm trong môi trường nước và không khí, mực nước biển dâng và biến đổi khí hậu.

Mức tự chủ và trách nhiệm:

  • Học viên có khả năng tư duy nghiên cứu sáng tạo, độc lập, đưa ra những sang kiến quan trọng và ý nghĩa, có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
  • Học viên có khả năng tự định hướng và hướng dẫn người khác trong lĩnh vực chuyên môn
  • Học viên được rèn luyện tính kỷ luật, chính xác, cẩn thận trong công việc, sự trung thực với số liệu, sự nhiệt huyết với nghề nghiệp.

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Các cơ quan nghiên cứu có liên quan như: Các sở Khoa học Công nghệ, các sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố.
  • Viện Hải Dương Học, các trung tâm biển và hải đảo ở các tỉnh và địa phương.
  • Viện và phân viện Khí tượng thủy văn và Môi trường.
  • Viện Thủy Lợi, Viện Quy Hoạch Thủy Lợi, Viện Kỹ Thuật Biển.
  • Các cơ quan phục vụ trong ngành Khí tượng, Thủy văn và Môi trường như các Đài Khí tượng Thủy văn của các khu vực, các Trung tâm Khí tượng Thủy văn của các tỉnh thành.
  • Các nhà máy xí nghiệp sản xuất, công ty tư vấn có liên quan đến đánh giá tác động môi trường nước và không khí, cơ quan về hàng không, hoặc các cơ quan về an ninh quốc phòng.
  • Học viên có thể giảng dạy các ngành có liên quan về Khoa học trái đất cho các trường đại học, cao đẳng đẳng hoặc phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng.
  • Tiếp tục học nghiên cứu sinh ngành Hải dương học, Môi trường, Vật lý Địa cầu, Sinh học… của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM hoặc các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Trong các môn bắt buộc có các học phần: Dao động mực nước và thủy triều trong biển, Dao động mực nước và thủy triều trong biển, Sự vỡ sóng đại dương và thông lượng sol khí từ biển, Động lực học các hoàn lưu đại dương.

Luận văn thạc sĩ có các hướng chủ yếu: Quá trình xói lở – bồi tụ trong sông, rừng ngập mặn và vùng ven bờ; Xâm nhập mặn; Ngập lụt đô thị; Biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản; Ô nhiễm môi trường.

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Hải dương học
  • Mã ngành: 8440228

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Vật lý, Sư phạm Lý, Hải dương

Ngoài danh mục các Ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác (Khoa học môi trường) thì phải nộp bản sao bảng điểm Đại học tốt nghiệp cho phòng Đào tạo Sau Đại học, để Nhà trường xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải học các môn bổ túc kiến thức sau đây:

  • Cơ sở Hải dương học (3TC)

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 10 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Ngoại ngữ

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1

Tham khảo