CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ HÓA HỌC

Video giới thiệu tóm tắt chương trình

Giới thiệu

Khoa Hóa học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên là một trong những khoa được thành lập lâu đời từ Khoa học Đại học Đường Sài Gòn từ những năm 1954. Là một trong những đơn vị tiên phong trong đào tạo các chuyên ngành Hóa học bậc Thạc sĩ cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. Khoa có đội ngũ thầy cô giảng dạy uy tín với trình độ chuyên môn sâu (3 Giáo sư, 15 Phó Giáo sư, 22 Tiến sĩ), thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Hàng năm, các nội dung nghiên cứu từ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ thực hiện tại Khoa đã công bố được nhiều bài báo khoa học chất lượng trên các tạp chí quốc tế ISI có chỉ số trích dẫn cao, và các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước. Số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học, cũng như các công bố khoa học quốc tế của khoa Hóa học hàng năm đóng góp phần lớn vào danh mục công bố của toàn trường ĐH KHTN.

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo thạc sĩ Hóa học có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực hóa học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển khoa học và công nghệ. Người học thể hiện khả năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập, dẫn dắt trong nghiên cứu và sáng tạo thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học để giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Hóa học và sẵn sàng hội nhập quốc tế.
  • Học viên sau khi tốt nghiệp chương trình cao học Hóa học: có kiến thức chuyên sâu để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực rộng của ngành hóa học như hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa polymer và hóa dược; có kiến thức sâu và có kỹ năng thực hành chuyên nghiệp trong việc xây dựng các phương pháp, quy trình phân tích, kiểm nghiệm, sử dụng trong kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm và kiểm soát và đảm bảo chất lượng; có kiến thức nâng cao và có kỹ năng thực hành chuyên nghiệp trong việc thiết kế, điều chế, tổng hợp các loại vật liệu vô cơ phục vụ đời sống con người, các loại xúc tác dùng trong sản xuất, xử lý môi trường và chuyển hóa năng lượng; có các kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tư duy độc lập, khám phá và giải quyết các vấn đề khoa học; có trách nhiệm, chuyên nghiệp và đạo đức vì sự bền vững và phát triển của xã hội.
  • Học viên có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập để tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các bậc đào tạo chuyên sâu hơn nữa ở trong và ngoài nước.

Thế mạnh của khoa Hóa học

  • Khoa Hóa học hiện có nhiều mối liên hệ hợp tác nghiên cứu với các Giáo sư các trường đại học trên thế giới: New York (Mỹ), Roskilde (Đan Mạch), Copenhagen (Đức), Regensburg (Đức), Le Mans (Pháp), Rennes 1 (Pháp), Paris-Sud 11 (Pháp), Osaka (Nhật Bản), Toyama (Nhật Bản), Hiroshima (Nhật Bản), Kobe (Nhật Bản), Chung Nam (Hàn Quốc), Hannam (Hàn Quốc), National Central University (Đài Loan), Thanh Hoa (Đài Loan), Chulalongkorn (Thái Lan), Kebangsaan (Malaysia), …. Học viên có thể đi thực tập ngắn hạn hoặc tiếp tục học nghiên cứu sinh tiến sĩ tại các trường nước ngoài thông qua các mối quan hệ hợp tác và sự giới thiệu của thầy cô trong khoa.
  • Hằng năm, Khoa Hóa học có trên 50 bài báo quốc tế, 30 bài báo quốc gia, nghiệm thu khoảng 20 đề tài NCKH các cấp và thực hiện trên 50 đề tài các cấp. Học viên cao học là thành viên tham gia các công trình nghiên cứu khoa học. Nội dung trong các báo cáo khoa học một phần là sản phẩm từ các nghiên cứu của học viên cao học. Hằng năm, có khoảng 40% công trình nghiên cứu khoa học từ sản phẩm nghiên cứu khoa học của học viên.
  • Khoa có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ đào tạo sau đại học theo hướng hóa học: phòng hội thảo đa phương tiện, các PTN chuyên ngành: PTN Hóa lý ứng dụng, PTN chuyên sâu Hóa Dược, Các PTN chuyên sâu Hóa Phân tích, Các PTN chuyên sâu Hóa Hữu cơ, Các PTN chuyên sâu Hóa Polyme, Các PTN chuyên sâu Hóa lý, học viên cao học được tiếp cận các tài liệu chuyên ngành trong hệ thống thư viện hiện đại của trường ĐH KHTN …
  • Khoa Hóa học có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức và doanh nghiệp trong giảng dạy, trao đổi sinh viên, học viên và nghiên cứu khoa học liên quan các lĩnh vực của Hóa học như: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3), Tổng Công ty Liksin, nhà máy Ajinomoto, Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco, Công ty TNHH TÜV Rheiland Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Shiseido, Tập đoàn Mỹ Lan, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Công nghệ sinh học Dược Nanogen, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Viện Công nghệ Hóa học, Viện Khoa học vật liệu và ứng dụng, Trung tâm dịch vụ Phân tích và Thí nghiệm (CASE)…
  • Trao đổi học viên thực hiện đề tài tốt nghiệp và hợp tác nghiên cứu với các trường: khoa Kỹ thuật hóa học và khoa Khoa học vật liệu, Đại học Thanh Hoa, Đài Loan, Viện KIT, Kyoto, Đại học Hiroshima, Nhật Bản.

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Hóa học giúp cho học viên nắm vững lý thuyết chuyên sâu của ngành, có trình độ cao về thực hành, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề thuộc ngành hóa học.

Về Kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn:

Nội dung đào tạo chính của chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Hóa học bao gồm các kiến thức khoa học chuyên sâu về lĩnh vực hóa học như: hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa lý, hóa dược, hóa polymer và các vật liệu hóa học làm nền tảng lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn cho khối ngành hóa học và công nghệ hóa học

  • Khả năng vận hành thành thạo các công cụ, thiết bị và kỹ thuật phòng thí nghiệm trong giải quyết vấn đề liên quan đến hóa học.
  • Khả năng hình thành tư duy hiệu quả và nghiên cứu khoa học nhằm thiết lập được hướng cho nghiên cứu và giảng dạy.
  • Hình thành ý thức việc tự học tập tự nghiên cứu, học tập suốt đời và hòa nhập với môi trường công tác sau khi tốt nghiệp.
  • Hình thành văn hóa và đạo đức nghề nghiệp như trung thực trong khoa học, trách nhiệm trong công việc và tôn trọng các kết quả nghiên cứu khoa học và tôn trọng luật pháp, hiểu biết các vấn đề kinh tế – xã hội.
  • Khả năng tổ chức, sắp xếp và trao đổi công việc và làm việc độc lập; tự tin trong môi trường làm việc nhóm, thích ứng với sự thay đổi khi đổi môi trường làm việc.
  • Khả năng phân tích, đánh giá một đối tượng cụ thể (phương pháp, quy trình sản xuất, sản phẩm…)
  • Khả năng thiết kế, tiến hành thí nghiệm để cho ra sản phẩm mới và dần hoàn thiện chúng.
  • Có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành để tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ thuộc nhóm ngành hoá học ở trong và ngoài nước

Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp: 

Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ chuyên ngành Hóa học có khả năng:

  • Thạc sĩ Hóa học có khả năng tham gia giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến hóa học như hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, môi trường, y tế, vật liệu,… tại các viện nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm, đơn vị sản xuất, công ty kinh doanh khoa học kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng và trung học với vai trò như nhà nghiên cứu và phát triển, kiểm nghiệm, kinh doanh, quản lý, giảng viên,…
  • Nghiên cứu trong các trường, viện; giảng dạy tại các trường đại học về ngành hóa, hoặc giảng dạy tại các trường phổ thông.
  • Tiếp tục làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại các Trường Đại học

Cơ hội học bổng khuyến khích học tập

  • Trong quá trình học tập, học viên cao học được tạo điều kiện học tập trong môi trường chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt với chi phí thấp nhất có thể.
  • Học viên được hỗ trợ chi phí nghiên cứu (hóa chất, nguyên vật liệu, đo phổ, tài liệu, …) từ các nguồn kinh phí đề tài của Thầy Cô các nhóm nghiên cứu.
  • Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các bài báo quốc tế uy tín, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xin học bổng học tiếp tiến sĩ ở các trường tiên tiến trên thế giới.
  • Với những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu lĩnh hội được trong quá trình học tập, học viên cao học ngành Hóa học có nhiều cơ hội nhận được các học bổng đào tạo Tiến sĩ đến từ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Thực tế, trong những năm gần đây, rất nhiều học viên cao học của khoa Hóa sau khi tốt nghiệp thạc sĩ  đã thành công trong việc xin học bổng học tiếp tiến sĩ tại Mỹ, Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, …

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

Cấu trúc chương trình

STTKHỐI KIẾN THỨCSỐ TÍN CHỈ (TC)Tổng số TC tích lũy khi tốt nghiệp (1+2+3)
Bắt buộcTự chọnTổng cộng
1Kiến thức chung30360
2Kiến thức cơ sở và chuyên ngành   
2.1Cơ sở202
2.2Chuyên ngành   
2.2.1Phương thức 1122335
2.2.2Phương thức 2123143
3Luận văn   
3.1Phương thức 1 (*)20020
3.2Phương thức 212012

(*) yêu cầu phải có ít nhất 1 bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận văn

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo cũng được trang bị thông qua các học phần seminar.

Thông tin tuyển sinh cao học

Tên ngành đào tạo:

    • Tên tiếng Việt: Hóa học
    • Tên tiếng Anh: Chemistry

Mã ngành đào tạo: 8440112

Loại hình đào tạo: chính qui

Thời gian đào tạo: 24 tháng

Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

    • Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Hóa học
    • Tên tiếng Anh: Master in Chemistry

Điều kiện dự tuyển

a. Về văn bằng tốt nghiệp đại học: Người dự tuyển phải thỏa một trong các điều kiện về văn bằng như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp gồm các ngành: Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật hóa học, Sư phạm hóa học, Khoa học vật liệu, Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường, Dược học thì được dự tuyển vào chương trình thạc sĩ ngành Hóa học mà không phải học bổ túc kiến thức.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học các nhóm ngành: Khoa học sự sống, Y học, Khoa học sức khỏe thì phải học bổ sung kiến thức các môn qui định tại mục 18.

b. Các qui định khác theo qui chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ hiện hành của ĐHQG-HCM và trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Hình thức tuyển sinh: có 2 hình thức đăng ký dự tuyển,

  • Xét tuyển thẳng: dành cho sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi. Việc tổ chức xét tuyển thẳng được thực hiện theo qui định tuyển thẳng trong Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ hiện hành do ĐHQG-HCM ban hành.
  • Thi tuyển: thí sinh sẽ thi 3 môn gồm:
    • Môn cơ bản: Cơ sở hóa học đại cương
    • Môn cơ sở: Cơ sở hóa học
    • Môn ngoại ngữ: Theo qui chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ của ĐHQG-HCM

Thời gian tuyển sinh: 2 đợt/ năm

Chỉ tiêu tuyển sinh: 150 chỉ tiêu/ năm

Điều kiện trúng tuyển:

  • Xét tuyển thẳng: Thỏa yêu cầu về đối tượng xét tuyển; điểm phỏng vấn chuyên môn ≥ 5.0; môn ngoại ngữ đạt tối thiểu trình độ B1. Căn cứ theo chỉ tiêu tuyển thẳng sẽ lấy điểm phỏng vấn chuyên môn từ cao nhất xuống đến hết chỉ tiêu.
  • Thi tuyển:
    • Điểm thi môn cơ bản và môn cơ sở ≥ 5.0 điểm (thang điểm 10);
    • Môn ngoại ngữ: điểm thi môn ngoại ngữ ≥ 50 điểm (thang điểm 100) hoặc có thuộc diện được xét miễn thi môn ngoại ngữ.
    • Căn cứ theo tổng điểm môn cơ bản và cơ sở sẽ lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu hàng năm.

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)

Xem chi tiết tại Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2022 – đợt 2

Tham khảo: