Các chương trình liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài
1. Chương trình phối hợp đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin giữa ĐHQG-HCM với Viện Khoa Học và Công Nghệ Tiên Tiến Nhật Bản (JAIST)
Đơn vị liên kết: Viện Khoa Học và Công Nghệ Tiên Tiến Nhật Bản (JAIST)
Văn bản phê duyệt đề án: Quyết định phê duyệt đề án số 1360/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 21/11/2013 của ĐHQG-HCM
Thời gian thực hiện đề án: 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2017)
Công tác quản lý đào tạo: Đề án phối hợp đào tạo thạc sĩ Công nghệ thông tin thực hiện theo phương thức 1+1, năm thứ 1 học tại Việt Nam; năm thứ 2 học tại Nhật bản. Cụ thể như sau:
- Năm thứ 1: học tại Trường ĐH KH Tự nhiên-ĐHQG.HCM (US-VNU.HCM)
Học viên phải học và hoàn tất 10 môn học và 1 đồ án (minor project). Cuối năm thứ 1 JAIST sẽ cử 1 đoàn Giáo sư sang để phỏng vấn xét tuyển và căn cứ kết quả học tập năm thứ 1 để xét học viên học tiếp năm thứ 2 tại JAIST.
Chương trình học đã được thống nhất giữa US-VNU.HCM và JAIST đồng thời cũng đã được Đại học Quốc gia phê duyệt.
Công tác tổ chức giảng dạy, tổ chức thi, quản lý điểm, công bố kết quả học tập, cán bộ giảng dạy thực hiện đầy đủ và đúng qui chế đào tạo của Bộ GDĐT và đúng đề án đã được phê duyệt
- Năm thứ 2: học tại Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật bản (JAIST)
Học viên thực hiện luận văn thạc sĩ cùng với Giáo sư tại JAIST. Tùy theo đề tài nghiên cứu, học viên có thể học thêm một số môn học do Giáo sư hướng dẫn qui định.
Việc quản lý học viên năm thứ 2 tại JAIST sẽ do JAIST phụ trách: học viên được bố trí điều kiện học tập, sinh hoạt thuận lợi và rất tốt đúng tinh thần thảo thuận hợp tác giữa 2 đơn vị.
Văn bằng thạc sĩ: do Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật bản (JAIST) cấp
Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo:
Đã nộp báo cáo tổng kết Đề án và đề xuất gia hạn đề án giai đoạn 2018 – 2022 theo công văn số 144/KHTN-SĐH, ngày 26/02/2018
Đã được ĐHQG-HCM phê duyệt gia hạn Đề án theo văn bản số 712/ ĐHQG-SĐH, ngày 23/4/2018
2. Chương trình phối hợp đào tạo thạc sĩ ngành Hóa sinh thực nghiệm & Ứng dụng thương mại (Lab Science Trading) giữa trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên với ĐH Joshep Fourier, Grenobe – Pháp
Tên đơn vị liên kết: Đại học Joshep Fourier, Grenobe – Pháp
Văn bản phê duyệt đề án: Quyết định phê duyệt đề án số 154/QĐ-ĐHQG, ngày 18/3/2015 của ĐHQG-HCM
Thời gian thực hiện đề án: 2 năm (từ năm 2015 đến năm 2017)
Công tác quản lý đào tạo: Chương trình đào tạo thạc sĩ Hóa sinh thực nghiệm và Ứng dụng thương mại thực hiện theo hình thức phối hợp đào tạo. Tổng thời gian khóa học là 24 tháng, chia làm 4 Học kỳ
- Học kỳ 1 và 2: Học viên được học các môn học và tích lũy tín chỉ, Giảng viên Pháp giảng dạy 12 tín chỉ; Giảng viên phía VN giảng dạy 18 tín chỉ.
- Học kỳ 3: Học viên thực tập và làm Đồ án tại một công ty do Trường ĐH KHTN giới thiệu
- Học kỳ 4: Học viên viết báo cáo và bảo vệ Đồ án tốt nghiệp. Đồ án tốt nghiệp của học viên do 01 Giảng viên phía VN; 01 đại diện của công ty nơi học viên thực tập phụ trách hướng dẫn và 01 Giảng viên phía Pháp giữ vai trò cố vấn chuyên môn.
Văn bằng thạc sĩ: do Đại học Grenoble Alpes (UGA) Pháp cấp
Đã nộp hồ sơ xin gia hạn Đề án theo công văn số 310/KHTN-SĐH, ngày 31/3/2017 của Trường ĐH KHTN (đã báo cáo thẩm định hồ sơ gia hạn)
Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo:
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Ban Đề án đã xin ngưng chương trình theo công văn số 1146/KHTN-SĐH, ngày 21/11/2017 của Trường ĐH KHTN.
3. Chương trình phối hợp đào tạo thạc sĩ ngành Toán ứng dụng giữa ĐHQG-HCM với ĐH Orléans và một số cơ sở đào tạo của Cộng hòa Pháp (giai đoạn 2011- 2016)
Tên đơn vị liên kết: Đại học Orléans và các cơ sở đào tạo tại Pháp
Văn bản phê duyệt đề án:
- Quyết định phê duyệt đề án số 1174/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 21/11/2010 của Giám đốc ĐHQG-HCM
- Văn bản phê duyệt gia hạn đề án số 1331/ĐHQG-ĐH&SĐH, ngày 7/7/2016 của Giám đốc ĐHQG-HCM
Thời gian thực hiện đề án: 5 năm (từ năm 2011 đến năm 2015)
Thời gian gia hạn đề án: 1 năm, 2016
Công tác quản lý đào tạo: Chương trình đào tạo thạc sĩ Toán Ứng dụng thực hiện theo hình thức phối hợp đào tạo. Tổng thời gian khóa học là 12 tháng, chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn 1 tại Việt Nam (8 tháng): Học viên sẽ học 6 môn thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Orléans – Pháp, các môn học này đã được sự thỏa thuận và thống nhất với Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên- ĐHQG.HCM.
Giai đoạn 2 tại Pháp hay Việt Nam (4 tháng): thực hiện luận văn
Tại Pháp: chọn ít nhất 20 suất học bổng hàng năm dành cho học viên có kết quả học tập cao để chuyển sang giai đoạn 2 thực hiện luận văn tại Pháp dưới sự hướng dẫn của giáo sư Pháp.
Tại Việt Nam: Số học viên còn lại sẽ thực hiện luận văn tại Việt Nam và cũng do Giáo sư Pháp hướng dẫn
Văn bằng thạc sĩ: do Đại học ORLÉANS và một số cơ sở đào tạo của Cộng hòa Pháp cấp
Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo:
Đã báo cáo kết thúc Đề án
Đã được phê duyệt thực hiện Đề án giai đoạn 2017 – 2022 Quyết định phê duyệt đề án số 553/QĐ-ĐHQG ngày 22/6/2017 của Giám đốc ĐHQG-HCM
4. Chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Toán ứng dụng giữa Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và bốn cơ sở đào tạo đại học của Cộng Hòa Pháp (giai đoạn 2017- 2022)
Tên đơn vị liên kết: Bốn (04) cơ sở đào tạo Đại học của Cộng hòa Pháp (Orléans; Tours; Paris 13; Rennes 1).
Văn bản phê duyệt đề án:
- Quyết định phê duyệt đề án số 553/QĐ-ĐHQG ngày 22/6/2017 của Giám đốc ĐHQG-HCM
- Quyết định phê duyệt đề án số 1353/QĐ-ĐHQG ngày 30/11/2017 của Giám đốc ĐHQG-HCM
Thời gian thực hiện đề án: 5 năm (từ năm 2017 đến năm 2022)
Công tác quản lý đào tạo: Chương trình đào tạo thạc sĩ Toán Ứng dụng thực hiện theo hình thức phối hợp đào tạo. Tổng thời gian khóa học là 12 tháng, chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1 tại Việt Nam (8 tháng): chương trình học gồm:
Khối kiến thức bổ sung: nhằm củng cố kiến thức cơ bản cho học viên trước khi bắt đầu học kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Ngoài ra chương trình còn tổ chức giảng dạy môn Anh văn để học viên đạt yêu cầu trình độ tương đương B2 trước khi bắt đầu khóa học chính thức. Khối kiến thức bổ sung không tính chung trong chương trình đào tạo
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: Học viên phải học và thi đạt kết quả ít nhất 5 môn trong số 7 môn được tổ chức giảng dạy.
- Giai đoạn 2 tại Pháp hay Việt Nam (4 tháng): thực hiện luận văn
Tại Pháp: chọn ít nhất 20 suất học bổng hàng năm dành cho học viên có kết quả học tập cao để chuyển sang giai đoạn 2 thực hiện luận văn tại Pháp dưới sự hướng dẫn của giáo sư Pháp.
Tại Việt Nam: Số học viên còn lại sẽ thực hiện luận văn tại Việt Nam và cũng do Giáo sư Pháp hướng dẫn.
Văn bằng thạc sĩ: Học viên thực hiện và bảo vệ luận văn tại Pháp hay Việt Nam đều nhận văn bằng thạc sĩ như sau:
Bằng thạc sĩ chuyên ngành “Toán ứng dụng” do trường Đại học Orléans; Đại học Tours và Đại học Rennes cấp, nếu học viên được Giáo sư thuộc 03 trường này hướng dẫn
Bằng thạc sĩ chuyên ngành “Nghiên cứu thuật toán vào tin học, mô hình hóa, hình ảnh” do trường Đại học Paris 13, nếu học viên được Giáo sư thuộc Đại học Paris 13 hướng dẫn
Văn bằng thạc sĩ do bốn cơ sở đào tạo đại học của Cộng hòa Pháp cấp có giá trị tương đương văn bằng thạc sĩ ngành Toán ứng dụng thuộc hệ thống giáo dục của Việt Nam