ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:  349 /TB-KHTN TPHCM, ngày 15 tháng 4 năm 2021

 

THÔNG BÁO

CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ TIẾN SĨ NĂM 2021 – ĐỢT 1

(Địa chỉ trang web: https://sdh.hcmus.edu.vn/)

1. DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO: (phụ lục 1)

2. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH:

Người đăng ký học chương trình dự bị tiến sĩ (dưới đây gọi là người học) cần thỏa các điều kiện sau

2.1 Điều kiện văn bằng: thỏa 1 trong các điều kiện văn bằng sau

a. Người tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10) đúng ngành hay ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển (phụ lục 1).

b. Người tốt nghiệp thạc sĩ ngành gần, ngành khác (phụ lục 2) với ngành dự tuyển và phải học bổ sung kiến thức. Trường hợp này người dự tuyển được xét môn học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

c. Người tốt nghiệp thạc sĩ chương trình định hướng ứng dụng theo phương thức không yêu cầu luận văn phải học bổ sung kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và các môn học bổ sung kiến thức khác theo yêu cầu của ngành đào tạo (nếu có) trước khi học chương trình tiến sĩ. Trường hợp này người dự tuyển được xét môn học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

2.2 Cán bộ hỗ trợ hướng dẫn người học (viết tắt là CBHD): được ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hay học vị tiến sĩ khoa học; tiến sĩ nhận hướng dẫn người học trong thời gian dự bị tiến sĩ.

CBHD có nhiệm vụ hỗ trợ người học trong việc củng cố kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực dự định nghiên cứu luận án tiến sĩ; Hỗ trợ người học thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia Hội nghị, Hội thảo, đăng bài báo khoa học trong và ngoài nước.

2.3 Bài luận về định hướng nghiên cứu: (báo cáo phỏng vấn)

Viết bài luận về định hướng đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ; Kinh nghiệm và kế hoạch nghiên cứu khoa học (đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học); Kế hoạch học tập, nghiên cứu tiếp ở bậc tiến sĩ. Bài luận được viết và báo cáo bằng tiếng Việt (mẫu 3)

Người học sẽ trình bày báo cáo trước Tiểu ban chuyên môn (cùng buổi phỏng vấn xét tuyển NCS) để kiểm tra, đánh giá khả năng học tập nghiên cứu ở bậc tiến sĩ cũng như định hướng lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với ngành đào tạo cho người học

Người học được Tiểu ban chuyên môn đánh giá thông qua thì được ghi danh vào học chương trình dự bị tiến sĩ.

3. CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ TIẾN SĨ:

Trong thời gian học dự bị tiến sĩ, người học được học chương trình tiến sĩ gồm

a. Bổ sung kiến thức:

Học viên có bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành gần, ngành khác đăng ký học các môn bổ sung kiến thức chương trình thạc sĩ.

b. Các học phần tiến sĩ

Người học được đăng ký học các môn ở học phần tiến sĩ cùng với lớp nghiên cứu sinh chính qui. Kết quả các môn học sẽ được bảo lưu tối đa 2 năm kể từ ngày thi kết thúc môn học và được dùng xét miễn môn học trong chương trình tiến sĩ chính thức.

c. Nghiên cứu khoa học:

– Người học được CBHD hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia hội nghị, hội thảo và đăng các bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước

  • – Các bài báo khoa học được đăng trong thời gian dự bị tiến sĩ sẽ được công nhận trong điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh và chương trình tiến sĩ chính quy khi thỏa các yêu cầu sau:
    • Bài báo khoa học do người học là tác giả chính (người đứng tên đầu nhóm tác giả) được công bố hoặc được nhận đăng trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị khoa học (đăng toàn văn) có phản biện thuộc danh mục bài báo theo qui định của Hội đồng chức danh Nhà nước. Người học thuộc lĩnh vực Toán học thì có thể không đứng tên đầu bài báo nhưng phải được tập thể tác giả xác nhận NCS là tác giả chính.
    • Các bài báo khoa học phải có nội dung liên quan đến hướng nghiên cứu đề tài dự kiến thực hiện luận án tiến sĩ.
    • Bài báo phải được tập thể cán bộ hướng dẫn chấp thuận trước khi tiến hành thủ tục gửi bài.
    • Bài báo còn trong thời hạn 2 năm tính từ năm đăng bài đến ngày trúng tuyển chương trình tiến sĩ chính quy
    • Tên Trường đại học Khoa học Tự nhiên, tên ĐHQG-HCM phải ghi vào thông tin tên học viên trong các bài báo khoa học, cách trình bày như sau:

Tiếng Việt: 

Họ tên NCS: Nguyễn Văn A (1), (2), (3)

(1) PTN cấp khoa hoặc/Bộ môn (nếu có nhu cầu ghi), PTN cấp Trường/Trung tâm/Viện/Khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chi Minh, Việt Nam (hai cấp độ tổ chức được in đậm là bắt buộc phải ghi; cấp PTN thuộc Khoa/Bộ môn là không bắt buộc)

(2)  Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

(3) Đơn vị ngoài (do học viên đăng ký, có xác nhận của CBHD trong đề cương)

Tiếng Anh:

Họ tên NCS:  Nguyen Van A (1), (2), (3)

(1)Laboratory…/Department…, Laboratory/Center/Institute/Faculty, University of Science, Ho Chi Minh City, Vietnam (hai cấp in đậm là bắt buộc phải ghi)

(2) Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam

(3) Others

d. Dự kiến học phí: 3.217.000đ/ tháng

4. THỜI GIAN HỌC DỰ BỊ TIẾN SĨ:

Khóa 6 tháng: từ tháng 1/2022 – 6/2022

Khóa 12 tháng: từ tháng 1/2022 – 12/2022

5. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ LỆ PHÍ:

5.1. Nhận hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ đăng ký từ ngày 15/4/2021 đến 16g ngày 04/05/2021 (giờ hành chính) tại phòng Đào tạo Sau đại học, trường ĐH KH Tự nhiên, số 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, HCM
  • Hồ sơ gồm:
  • Đơn đăng ký dự học (mẫu 1)
  • Giấy xác nhận hướng dẫn nghiên cứu của Nhà khoa học (mẫu 2)
  • 5 quyển bài luận (dùng trong buổi phỏng vấn) – mẫu 3
  • Bản sao văn bằng và bảng điểm thạc sĩ (có thị thực sao y còn hạn trong 12 tháng)

5.2. Lệ phí đăng ký: (nộp cùng với nộp hồ sơ)

  • Lệ phí xét tuyển: 500.000đ/ người

5.3. Lịch phỏng vấn

Ngày phỏng vấn xét tuyển: 1 buổi trong thời gian từ ngày 22/5/2021 – 29/05/2021 (lịch cụ thể sẽ thông báo vào giữa tháng 5/2021 tại trang web https://sdh.hcmus.edu.vn/)

Nơi nhận:
– Các Sở, Trường ĐH, CĐ, …
– Các đơn vị trong trường
– ĐHQG -HCM để báo cáo
– Lưu VT, Phòng SĐH

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 (Đã ký)

Trần Lê Quan

 


Phụ lục 1

DANH MỤC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

 

Stt Mã số Ngành đào tạo
1. 9480101 Khoa học máy tính
2. 9480104 Hệ thống thông tin
3. 9460102 Toán giải tích
4. 9460104 Đại số và lí thuyết số
5. 9460106 Lí thuyết xác suất và thống kê toán học
6. 9460112 Toán Ứng dụng
7. 9460110 Cơ sở toán cho tin học
8. 9440103 Vật lý lý thuyết và vật lý toán
9. 9440110 Quang học
10. 9440111 Vật lý địa cầu
11. 9440106 Vật lý nguyên tử và hạt nhân
12. 9440104 Vật lý chất rắn
13. 9440105 Vật lý vô tuyến và điện tử
14. 9440114 Hoá hữu cơ
15. 9440118 Hoá phân tích
16. 9440119 Hoá lý thuyết và hoá lý
17. 9420116 Hoá sinh học
18. 9420112 Sinh lý học thực vật
19. 9420104 Sinh lý học người và động vật
20. 9420107 Vi sinh vật học
21. 9420120 Sinh thái học
22. 9420121 Di truyền học
23. 9420201 Công nghệ sinh học
24. 9440201 Địa chất học
25. 9850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
26. 9440303 Môi trường đất và nước
27. 9440122 Khoa học vật liệu (chương trình phối hợp với Viện Công nghệ Nano, ĐHQG-HCM)

 


Phụ lục 2. Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp

DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH PHÙ HỢP TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Stt Ngành dự thi cao học Ngành tốt nghiệp đại học Ngành tốt nghiệp thạc sĩ
1. Khoa học máy tính Tin học; Công nghệ thông tin; Sư phạm Tin; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Tin học; Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Khoa học máy tính.
2. Hệ thống thông tin Tin học; Công nghệ thông tin; Sư phạm Tin; Tin học quản lý; Hệ thống thông tin quản lý; Hệ thống thông tin kinh tế, Công nghệ kỹ thuật máy tính Tin học; Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Khoa học máy tính.
3. Đại số và lý thuyết số Toán học; Toán tin; Sư phạm Toán Đại số và lý thuyết số
4. Toán giải tích Toán học; Toán tin; Toán ứng dụng, Thống kê; Sư phạm Toán; Toán giải tích
5. Lý thuyết xác suất và thống kê toán học Toán; Toán tin; Toán ứng dụng, Thống kê; Sư phạm Toán; Lý thuyết xác suất và TK toán học; Thống kê
6. Cơ sở toán cho tin học Toán; Sư phạm Toán; Toán – Tin, Tin học, Sư phạm Tin, CNTT, Tin học quản lý, Toán ứng dụng Cơ sở toán cho tin học; Tin học; Khoa học máy tính; Toán ứng dụng
7. Toán ứng dụng Toán học; Toán tin; Toán ứng dụng; Toán cơ; Thống kê; Sư phạm Toán; Toán ứng dụng; Toán giải tích; Lý thuyết xác suất và TK toán học
8. Vật lý lý thuyết và vật lý toán Vật lý, Sư phạm Lý Vật lý lý thuyết và vật lý toán
9. Quang học Vật lý; Khoa học Vật liệu, Sư phạm Lý; Vật lý kỹ thuật; Kỹ thuật y sinh; Kỹ thuật điện tử-viễn thông; Hóa học (chuyên ngành Hóa lý) Quang học; Vật lý vô tuyến và điện tử; Vật lý ứng dụng; Khoa học vật liệu; Vật lý kỹ thuật
10. Vật lý nguyên tử và hạt nhân Vật lý, Sư phạm Lý, Vật lý hạt nhân; Kỹ thuật hạt nhân; Vật lý Kỹ thuật Vật lý nguyên tử và hạt nhân; Vật lý Kỹ thuật
11. Vật lý địa cầu Vật lý, Sư phạm Lý, Hải dương học; Khí tượng khí hậu học Vật lý địa cầu
12. Vật lý chất rắn Quang học; Khoa học vật liệu; Vật lý vô tuyến và điện tử
13. Vật lý vô tuyến và điện tử Điện tử-Viễn thông; Điện-Điện tử; Vật lý điện tử; Vật lý Tin học; Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật điện tử; Điện tử- Viễn thông; Điện-Điện tử; Vật lý điện tử; Vật lý Tin học; Vi điện tử và thiết kế vi mạch
14. Hóa hữu cơ Hóa học; Công nghệ hóa học; Công nghệ thực phẩm; Sư phạm Hóa; Kỹ thuật hóa học; Hóa dược; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Khoa học ứng dụng Hóa hữu cơ; Hóa học; Công nghệ hóa học; Công nghệ thực phẩm; Kỹ thuật hóa học; Hóa dược; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Hóa phân tích
15. Hóa lý thuyết và hóa lý Hóa học; Công nghệ hóa; Khoa học Vật liệu; Sư phạm Hóa; Công nghệ Thực phẩm Hóa lý thuyết và hóa lý; Hóa học; Công nghệ hóa; Khoa học vật liệu; Công nghệ thực phẩm
16. Hóa phân tích Hóa học; Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Hóa; Sư phạm Hóa Hóa phân tích; Hóa học; Công nghệ thực phẩm, Công nghệ hóa học
17. Sinh lý học Thực vật Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh; Nông học; Khoa học cây trồng Sinh lý thực vật; Sinh học; Công nghệ sinh học; Nông học; Khoa học cây trồng
18. Sinh lý học người và động vật Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh Sinh lý động vật; Sinh học; Công nghệ sinh học; Di truyền
19. Hóa sinh hoc Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh Hóa sinh học; Sinh học; Công nghệ sinh học.
20. Sinh thái học Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh; Khoa học sự sống; QL nguồn lợi thủy sản; QL Môi trường; Thiết kế cảnh quan Sinh thái học; Sinh học; Công nghệ sinh học, Khoa học sự sống; Quản lý tài nguyên và Môi trường; Thiết kế cảnh quan; Thực vật học
21. Vi sinh vật học Sinh học; Sinh-môi trường; CNSH, Sư phạm Sinh Vi sinh vật học; Sinh học; CNSH; Di truyền; Hóa sinh học.
22. Di truyền học Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh Di truyền; Vi sinh vật học; Sinh học; CNSH; Hóa sinh học
23. Công nghệ sinh học Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh; Khoa học cây trồng Công nghệ sinh học; Di truyền học; Vi sinh vật học; Sinh học; Hóa sinh học;
24. Địa chất học Ngành đúng: Địa chất học, Kỹ thuật địa chất

Ngành gần: Địa kỹ thuật, Địa môi trường, Địa chất dầu khí, Địa vật lý, Vật lý địa cầu, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý tài nguyên khoáng sản, Kỹ thuật dầu khí, Khoa học Trái đất, GIS và viễn thám.

Ngành đúng: Địa chất học, Kỹ thuật địa chất

Ngành gần: Địa kỹ thuật, Địa môi trường, Địa chất dầu khí, Địa vật lý, Vật lý địa cầu, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý tài nguyên khoáng sản, Kỹ thuật dầu khí, Khoa học Trái đất, GIS và viễn thám.

25. Môi trường đất và nước Môi trường; Kỹ thuật Môi trường; Quản lý môi trường Khoa học môi trường; Kỹ thuật Môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường
26. Quản lý tài nguyên và môi trường Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý môi trường Quản lý tài nguyên và môi trường; Khoa học môi trường; Kỹ thuật Môi trường
27. Khoa học vật liệu Xem tại link: sdh.hcmus.edu.vn

 


Phụ lục 3. Danh mục ngành gần, ngành khác

DANH MỤC NGÀNH GẦN, NGÀNH KHÁC

TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

 

Stt Ngành dự thi NCS Ngành TN ĐH, Thạc sĩ Môn học BTKT
      1. Lý thuyết xác suất và thống kê toán học Toán ứng dụng; những ngành khác thì xem xét từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      2. Toán giải tích Toán ứng dụng; những ngành khác thì xem xét từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      3. Đại số và lý thuyết số Xét theo từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      4. Cơ sở toán cho tin học Xét theo từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      5. Toán ứng dụng Xét theo từng trường hợp Tùy trường hợp cụ thể Khoa sẽ đề xuất môn bổ túc kiến thức
      6. Quang học Kỹ thuật Y tế 1/ VL Laser và quang phổ laser
2/ Quang phổ ứng dụng
3/ Kỹ thuật phân tích vật liệu rắn
4/ Vật lý tinh thể
      7. Vật lý chất rắn Kỹ thuật điện tử- Viễn thông máy tính 1/ Vật lý tinh thể
2/ Thiết bị quang điện
3/ Một số PPNC cấu trúc tinh thể và cấu trúc vùng năng lượng của CR
4/ Công nghệ chế tạo màng mỏng
5/ Vật liệu thông minh & ứng dụng
      8. Vật lý địa cầu Vật lý kỹ thuật 1/ Thăm dò điện
2/ Thăm dò địa chấn
3/ Phương pháp điện từ
      9. Vật lý địa cầu Địa chất học
Kỹ thuật dầu khí
1/ VL Địa cầu môi trường
2/ VLĐC ứng dụng
  10. Vật lý lý thuyết và vật lý toán Vật lý nguyên tử hạt nhân & năng lượng cao 1/ Cơ sở VL cho VLLT
2/ Lý thuyết trường lượng tử
3/ Lý thuyết trường hấp dẫn
4/ Lý thuyết chất rắn
5/ Lý thuyết hệ nhiều hạt
6/ Môn tự chọn (3TC)
  11. Hoá hữu cơ Khoa học & Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm & đồ uống
1/ Hoá học các hợp chất tự nhiên
2/ Tổng hợp hữu cơ và hoá học xanh
3/ Các phương pháp phổ nghiệm trong hoá hữu cơ
4/ Hoá học lập thể hữu cơ chuyên sâu
5/ Cơ chế phản ứng hữu cơ
  12. Hoá hữu cơ Công nghệ hoá học 1/ Hoá học các hợp chất thiên nhiên
2/ Tổng hợp hữu cơ và hoá học xanh 1
3/ Các phương pháp phổ nghiệm trong hoá hữu cơ
4/ Cơ chế phản ứng hữu cơ
  13. Hoá hữu cơ Hoá phân tích Hoá học các hợp chất thiên nhiên
  14. Hoá lý thuyết và hoá lý Hoá phân tích 1/ Hoá học xúc tác
2/ Kỹ thuật điện hoá hiện đại
3/ chọn 1 trong 2 môn:
– Thực tập điện hoá nâng cao
– Hóa lượng tử ứng dụng nâng cao
  15. Hoá lý thuyết và hoá lý Vật liệu và linh kiện nano 1. Phổ nghiệm chuyên sâu
2. Kỹ thuật điện hóa hiện đại
3. Hóa xúc tác
4. Tổng hợp và biến tính polymer
  16. Công nghệ sinh học Kỹ thuật môi trường; BTKT các môn cơ sở và chuyên ngành của bậc thạc sĩ ngành CNSH (PT2)
  17. Công nghệ sinh học Dược học;
Dược lý và Dược lâm sàng;
Chấn thương chỉnh hình
1/ Sinh học phân tử tế bào
2/ Miễn dịch học phân tử và tế bào nâng cao
3/ Các vấn đề hiện đại trong CNSH
4/ Công nghệ Y sinh học tái tạo
5/ Sinh học ung thư
  18. Công nghệ sinh học Thực vật học; Sinh học thực nghiệm 1/ Phương pháp luận NCKH
2/ Sinh học phân tử tế bào
3/ Miễn dịch học phân tử & TB nâng cao
4/ Các vấn đề hiện đại trong CNSH
  19. Di truyền học Y khoa Sinh học phân tử đại cương
  20. Sinh thái học Kỹ thuật môi trường 1/ Sinh học bảo tồn
2/ Hệ sinh thái đất ngập nước
3/ Thực tập chuyên đề
4/ Môn tự chọn
  21. Vi sinh vật học Sinh học thực nghiệm 1/ Phương pháp NCKH
2/ Sinh học tế bào
3/ Sinh học phân tử Eukaryote
4/ Di truyền học vi sinh vật
5/ Biến dưỡng năng lượng và vật chất ở vi sinh vật
6/ Thực tập chuyên ngành vi sinh
  22. Vi sinh vật học Sinh lý động vật Học bổ sung khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành của ctrinh ThS
  23. Sinh lý học người và động vật Vi sinh vật học 1/ Nội tiết học
2/ Sinh lý dinh dưỡng
3/ Sinh lý sinh hoá các quá trình trong cơ thể
  24. Sinh lý học người và động vật Y Khoa 1/ Y sinh học tái tạo
2/ Chuẩn đoán phân từ
  25. Hoá sinh học Công nghệ thực phẩm & đồ uống; Hóa học; Sinh lý thực vật; Sinh thái môi trường 1/ Thu nhận và ứng dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học
2/ Enzyme học nâng cao
  26. Hoá sinh học Dược lý – Dược lâm sàng 1/ Kỹ thuật sinh hoá (chọn 1 trong 2: lý thuyết hoặc thực tập)
2/ Enzyme học nâng cao
  27. Hoá sinh học Y học cổ truyền 1/ Kỹ thuật sinh hoá (chọn 1 trong 2: lý thuyết hoặc thực tập)
2/ Enzyme học nâng cao3/ Công nghệ sinh hoá học
  28. Quản lý tài nguyên và môi trường Hóa học; Công nghệ kỹ thuật hóa học; Sinh thái học; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Quản lý tài nguyên rừng; Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý; Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ; Địa lý tự nhiên; Địa lý tài nguyên và môi trường;
Khí tượng và khí hậu học; Thủy văn học; Hải dương học; Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; Đô thị học; Quản lý đô thị; Kỹ thuật tài nguyên nước; kỹ thuật cấp nước.
1/ Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường
2/ Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường
3/ GIS và Viễn thám ứng dụng trong QLTN & MT
  29. Môi trường đất và nước Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học; Sinh học, Công nghệ sinh học;
Khoa học về trái đất;
Địa chất học, Địa lý, Khí tượng thủy văn, Địa vật lý; Hải dương học, Lâm nghiệp; Nông nghiệp;
Đô thị học, Cấp thoát nước ; Kỹ thuật trắc địa, Bản đồ
1/ Khoa học môi trường
2/ Hoá môi trường
3/ Chuyên đề kiến thức nâng cao
  30. Khoa học vật liệu Xem tại link: sdh.hcmus.edu.vn

 

Công văn đính kèm: Thông báo chương trình dự bị Tiến sĩ năm 2021 – đợt 1

Biểu mẫu đính kèm: Mẫu biểu dự bị Tiến sĩ năm 2021 – đợt 1