Thông tin tuyển sinh
năm 2024 - đợt 1


Kết quả tuyển sinh 2023
đợt 2 - đợt 3


Giới thiệu ngành đào tạo Sau đại học


Thắc mắc tuyển sinh

Hằng năm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức 2 kỳ thi Tuyển sinh Sau đại học (đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ):

  • Đợt 1: tổ chức thi vào giữa tháng 5, thông báo tuyển sinh vào cuối tháng 2 – đầu tháng 3, phát và nhận hồ sơ từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4.
  • Đợt 2: tổ chức thi vào giữa tháng 10, thông báo tuyển sinh vào cuối tháng 7 – đầu tháng 8, phát và nhận hồ sơ từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9.

Có 2 phương thức tuyển sinh: tuyển thẳng và xét tuyển hồ sơ.

  • Tuyển thẳng: chỉ xét hồ sơ ứng viên.
  • Xét tuyển: Có hai bước:
    • Xét tuyển hồ sơ theo các điều kiện.
    • Trong trường hợp hồ sơ chưa đạt thì ứng viên tham gia thêm 01 buổi phỏng vấn chuyên môn để hội đồng đánh giá xét tuyển.
  • Thi tuyển môn Ngoại ngữ: thí sinh thi môn Ngoại ngữ (hoặc nộp chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định để được xét miễn thi môn Ngoại ngữ)

Ứng viên là người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học ngành đúng với ngành đăng ký xét tuyển thẳng, đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ như quy định tại Phụ lục 2 và thỏa một trong các điều kiện như sau:

  • Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10).
  • Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy là thủ khoa của ngành.
  • Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi Olympic sinh viên (giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giải thưởng Eureka và các giải thưởng khoa học công nghệ cấp quốc gia, quốc tế được tổ chức ở trong nước và ngoài nước).
  • Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy với chuẩn chương trình đào tạo từ 150 tín chỉ trở lên và tốt nghiệp đúng thời hạn theo Quy chế đào tạo trình độ đại học hiện hành có điểm trung bình tích lũy từ 7.5 trở lên (theo thang điểm 10)
  • Người dự tuyển có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng với ngành dự thi (Phụ lục 2).
  • Hoặc Người dự tuyển có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành dự thi và học bổ sung kiến thức các môn học theo quy định của ngành dự tuyển (Phụ lục 3).

Tham khảo Danh mục ngành đúng/ngành gần đợt 1 – năm 2024

  • Tiểu ban chuyên môn đánh giá hồ sơ dự tuyển của ứng viên (bao gồm hồ sơ đối tượng không phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn).
  • Lập danh sách ứng viên đạt yêu cầu theo thứ tự ưu tiên dựa trên điều kiện dự tuyển và tiêu chí chuyên môn.
  • Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh công bố danh sách ứng viên đạt yêu cầu xét tuyển không phỏng vấn và danh sách ứng viên dự phỏng vấn chuyên môn.

Ứng viên thuộc đối tượng xét tuyển hồ sơ:

Ứng viên thuộc đối tượng xét tuyển hồ sơ (không phỏng vấn chuyên môn) khi văn bằng tốt nghiệp đại học thỏa một trong các điều kiện sau:

a) Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học các chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, gồm: AUN-QA, AACSB, ACBSP, ABET, EUR-ACE, FIBAA, CTI, ASIIN, HCERES và có điểm trung bình tích lũy ở bậc đại học từ 6.5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

b) Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam và có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10)

c) Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học chính quy có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

d) Người đã tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng của ĐHQG-HCM hoặc ĐHQG-HN.

e) Người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ quốc tế GMAT (Graduate Management Admission Test), GRE (The Graduate Record Examination). Hiệu lực của chứng chỉ tính theo thời hạn ghi trên chứng chỉ và được tính từ ngày thi chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.

f) Người nước ngoài và đã đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Ứng viên thuộc đối tượng xét tuyển hồ sơphỏng vấn chuyên môn:

Ứng viên không thuộc một trong các đối tượng trên thì sẽ nộp hồ sơ dự tuyển và dự phỏng vấn chuyên môn.

  • Ứng viên đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ như qui định tại Phụ lục 4 thì được xét miễn thi môn ngoại ngữ.
  • Ứng viên chưa đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tiếng Anh như qui định tại Phụ lục 4 thì phải đăng ký dự thi môn tiếng Anh (mẫu 3).

Tham khảo điều kiện miễn thi môn Ngoại ngữ đợt 1 – năm 2024

  • 02 Biên nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (mẫu 1)
  • 01 Đơn đăng ký xét tuyển (mẫu 2)
  • 01 ảnh 3 * 4 (hình chụp mới nhất)
  • 01 Đơn đăng ký thi môn tiếng Anh, nếu không thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ (mẫu 3)
  • 01 bài luận đăng ký xét tuyển chương trình thạc sĩ (mẫu 4)
  • 01 bản sao văn bằng TNĐH hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp ĐH (có thị thực sao y)
  • 01 bản sao bảng điểm tốt nghiệp đại học – tiếng Việt (có thị thực sao y)
  • 01 bản sao minh chứng năng lực ngoại ngữ như qui định tại phụ lục 4
    • Nếu bản sao chứng chỉ/ chứng nhận, không thị thực sao y.
    • Nếu bản sao văn bằng cử nhân ngoại ngữ thì phải có chứng thực sao y.
  • 01 Giấy khám sức khỏe (tại phòng khám đa khoa quận, huyện còn thời hạn 12 tháng)
  • 01 Sơ yếu lý lịch bản thân có xác nhận của địa phương (mẫu 5 hoặc mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm).
  • Bản sao giấy khen, bằng khen về thành tích học tập nghiên cứu của sinh viên (nếu có, không thị thực sao y)
  • Bản sao các công bố nghiên cứu khoa học (nếu có, không thị thực sao y)
  • Bản sao giấy chứng nhận chương trình đại học đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế (dành cho đối tượng a mục 3.1.1), không thị thực sao y.
  • Bản sao giấy chứng nhận cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế (dành cho đối tượng b mục 3.1.1), không thị thực sao y.

Túi đựng hồ sơ dự tuyển nhận tại Phòng Đào tạo Sau đại học

  • Các lớp ôn tập môn tiếng Anh: học giờ hành chính

Tham khảo Thông báo tuyển sinh đợt 1 – năm 2024

Chương trình đào tạo Thạc sĩ giảng dạy thực nghiệm được thiết kế hướng đến đối tượng là giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên ở bậc THCS, THPT tại TP.HCM, các tỉnh Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.

  • Chương trình cung cấp cho người học kiến thức cơ sở và nâng cao bậc thạc sĩ các chuyên ngành khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh); bổ sung kiến thức hỗ trợ về các ngành khoa học kỹ thuật; rèn luyện tư duy nghiên cứu, sáng tạo; nâng cao kỹ năng thực hành và cập nhật tri thức mới.
  • Trang bị cho học viên phương pháp giảng dạy thực nghiệm, phương pháp giảng dạy tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phương pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ năng xây dựng và thiết kế các bài giảng thực nghiệm ở bậc THCS, THPT.

Xem bài viết giới thiệu 

Tổng thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ từ 1 năm đến 2 năm hệ chính qui.

  • Các ngành học ngoài giờ (các buổi tối trong tuần; sáng, chiều thứ 7 và chủ nhật):
    • Đại số và Lý thuyết số; Lý thuyết xác suất và thống kê toán học; Khoa học dữ liệu.
    • Quang học; chuyên ngành Vật lý ứng dụng; Vật lý nguyên tử và hạt nhân; Vật lý địa cầu; Hải dương học; Khí tượng; Vật lý kỹ thuật; VLKT- chuyên ngành Giảng dạy vật lý thực nghiệm.
    • Hóa học; chuyên ngành Giảng dạy hóa học thực nghiệm.
    • Chuyên ngành Điện tử-Viễn thông-Máy tính; Chuyên ngành Vi điện tử và thiết kế vi mạch.
    • Khoa học môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường.; Địa chất học; Kỹ thuật địa chất.
    • Sinh thái học; Khoa học vật liệu
  • Các ngành học vào thứ 6, thứ 7 và chủ nhật: chuyên ngành Sinh lý thực vật; chuyên ngành Sinh lý động vật; Hóa sinh học; Di truyền học; Vi sinh vật học; Công nghệ sinh học; chuyên ngành Giảng dạy sinh học thực nghiệm.
  • Ngành Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo: 70% môn học dạy ngoài giờ (các buổi tối trong tuần, thứ 7, chủ nhật); 30% môn học dạy trong giờ hành chính.
  • Các ngành còn lại học giờ hành chính: học viên sẽ học 3-4 buổi/tuần.

 

Tham khảo Thông báo tuyển sinh năm 2024 – đợt 1

Học viên cao học và Nghiên cứu sinh tham gia học tập tại trường ĐH KHoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM nếu đủ năng lực sẽ được đăng ký tham gia vào các nhóm nghiên cứu chuyên sâu tại các Phòng thí nghiệm hoặc các nhóm nghiên cứu thực hiện các đề tài, dự án với sự hỗ trợ của các Giảng viên của Khoa/Bộ môn. 

Trong quá trình nghiên cứu, các học viên cao học và nghiên cứu sinh sẽ được hỗ trợ thông qua các hình thức khác nhau về học bổng, sinh hoạt phí, kinh phí hóa chất, dụng cụ thí nghiệm… tùy vào quy mô của các dự án hoặc đề tài tham gia. Hầu hết các kết quả nghiên cứu, công trình công bố này sẽ được sử dụng trong luận văn/ luận án tốt nghiệp.

Hàng năm Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có nhiều học bổng nghiên cứu/học tập dành cho các Học viên cao học và Nghiên cứu sinh. Các học viên đủ điều kiện có thể đăng ký nhận học bổng dài hạn hoặc ngắn hạn đến từ các nguồn sau:

  • Học bổng từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM dành cho học viên cao học thuộc diện tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (20% mức học phí toàn khóa, áp dụng cho SV trong và ngoài trường ĐH KHTN, xét theo từng học kỳ). 
  • Học bổng từ ĐHQG-HCM (bậc thạc sĩ: 25.000.000đ/suất, bậc tiến sĩ: 75.000.000đ/suất).
  •  Học bổng đến từ các Trường ĐH, Viện nghiên cứu, các Quỹ, Hiệp hội, Công ty, Tập đoàn trong và ngoài nước;
  • Học bổng từ giảng viên, các nhóm nghiên cứu
  • Các học bổng khác

Tham khảo: Thông tin học bổng sau đại học 

Hiện nay, tất cả các học viên cao học thuộc ĐHQG-HCM sẽ tuân theo quy định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo quy định. Tham khảo tại đây

Đối với Nghiên cứu sinh, chỉ xét trình độ ngoại ngữ khi thi tuyển và theo thông báo tuyển sinh của trường vào hai đợt (tháng 3 và tháng 8 hàng năm).

Đây là chương trình chỉ áp dụng trong hệ thống ĐHQG-HCM dành cho các đối tượng chưa đủ điều kiện thi Nghiên cứu sinh chính thức. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ cho các dự bị Tiến sĩ đáp ứng các yêu cầu đầu vào của Nghiên cứu sinh về công trình nghiên cứu, ngoại ngữ với các quyền lợi sau:

  • Được tham gia học tập nghiên cứu cùng với các Nghiên cứu sinh chính thức.
  • Được tích lũy tối đa 50% số tín chỉ trong chương trình đào tạo Nghiên cứu sinh tương ứng.
  • Được hướng dẫn và hỗ trợ công bố kết quả/công trình nghiên cứu đáp ứng điều kiện đầu vào làm Nghiên cứu sinh chính thức.
  • Các kết quả, công trình nghiên cứu được sử dụng trong quá trình làm Nghiên cứu sinh chính thức.
  • Được ưu tiên xét tuyển thành Nghiên cứu sinh chính thức khi đủ điều kiện.
  • Thời gian làm dự bị Tiến sĩ không tính vào thời gian làm Nghiên cứu sinh chính thức
  • Các môn học và bài báo khoa học trong thời gian dự bị tiến sĩ sẽ được bảo lưu tối đa 24 tháng

Vui lòng liên hệ, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn

Phòng Đào Tạo Sau Đại Học
Địa chỉ: Phòng 8, Dãy B, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TPHCM.
Email: dtsaudaihoc@hcmus.edu.vn
Điện thoại: (+84) 28 38.350.097
Website: https://sdh.hcmus.edu.vn


Khung chương trình
(các ngành)


Nhóm các chương trình đào tạo Thạc sĩ giảng dạy thực nghiệm các ngành Khoa học Tự nhiên cho giáo viên THCS, THPT